Các thói quen sau bữa ăn tưởng chừng như rất bình thường nhưng thật ra lại đang gián tiếp gia tăng áp lực cho hệ tiêu hoá và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.
1. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Nhiều người thích ăn hoa quả sau bữa ăn vì nghĩ rằng cách này có thể bổ sung carbohydrate và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời cũng để “giải ngấy” sau một bữa ăn no nê.
Tuy nhiên, việc ăn hoa quả ngày sau bữa cơm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng hoặc khó tiêu.
Thức ăn sau khi vào dạ dày cần tiêu hóa từ 1 đến 2 giờ, mà trái cây có hàm lượng đường khá cao (glucose, fructose, sucrose,...). Nếu vừa ăn cơm no mà ăn trái cây ngay thì lượng đường trên không kịp hấp thụ vào hệ thống tiêu hóa, đường sẽ lên men trong dạ dày, sinh ra axit dẫn tới triệu chứng kể trên.
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là khoảng từ 1 - 2 giờ sau bữa ăn. Ăn trái cây đúng thời điểm thì các chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ trong trái cây lại hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
Ảnh minh hoạ: Chỉ nên ăn trái cây khoảng từ 1-2 giờ sau bữa ăn.
2. Uống trà đậm sau bữa ăn
Nhiều người thường uống trà ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, uống trà đậm đặc trước và sau bữa ăn là một thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Uống trà đặc ngay sau bữa ăn có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Nguyên nhân là do trong trà có chứa hợp chất tanin. Đây chính là chất gây nên vị đắng chát đặc trưng của trà. Tuy nhiên, chất này có khả năng phản ứng với các protein, khoáng chất và một số vitamin có trong thức ăn.
Hợp chất này có thể kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm… gây cản trở cho quá trình tiêu hoá, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
Ngoài ra, tanin còn có khả năng liên kết với các chất trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và làm cản trở quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy, uống trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi…
Ảnh minh hoạ: Uống trà đặc ngay sau bữa ăn có thể gây cản trở cho quá trình tiêu hoá.
4. Tắm sau bữa ăn
Một số người thích đi tắm ngay sau bữa ăn, cho rằng tắm sau bữa ăn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp ích cho sức khỏe. Cũng có những người đổ mồ hôi nhiều sau khi ăn, và thích tắm rửa sau bữa ăn. Một số người ghét mùi khói dầu trong nhà hàng. Tuy nhiên, việc tắm ngay sau bữa ăn có ảnh hưởng thực sự lớn đến cơ thể.
Tắm sau bữa ăn sẽ làm tăng lượng máu trên bề mặt cơ thể, lượng máu trong đường tiêu hóa giảm theo, từ đó làm suy yếu chức năng tiêu hóa và gây ra chứng khó tiêu. Thời điểm thích hợp để tắm là trước khi ăn hoặc sau ăn từ 30-40 phút.
5. Đi bộ, tập thể dục ngay sau bữa ăn
Nhiều người tưởng rằng đi bộ hoặc tập thể dục sau khi ăn sẽ làm cho việc tiêu hoá tốt hơn, thế nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, sau khi ăn, nếu chúng ta đi bộ, cơ thể sẽ phải vận động rất nhiều, việc tiêu hoá thức ăn không được tập trung. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất của hệ tiêu hoá, thậm chí có thể còn gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.
6. Ngủ ngay sau khi ăn
Sau khi ăn no xong, mọi người thường sẽ có xu hướng buồn ngủ. Tuy nhiên, đừng dại mà thoải mái leo lên giường và "đánh một giấc" bởi điều này thực sự rất nguy hiểm và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Khi bạn vừa ăn xong, nếu nằm xuống sẽ làm cho các dịch tiêu hoá chảy vào thực quản thay vì chảy vào dạ dày. Điều đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm đường ruột,...
Sau khi ăn xong mọi người nên ngồi nghỉ ngơi từ 30 - 40 phút để thức ăn kịp tiêu hoá rồi mới thực hiện các hoạt động khác để tránh tạo áp lực và gây hại cho hệ tiêu hoá.
Nguồn: Bác sĩ gia đình TQ