Công nghệ

6 thiết bị "ngốn" điện ngoài điều hòa

Theo ước tính của chuyên gia, máy điều hòa là thiết bị tốn điện nhất trong mỗi gia đình tại Việt Nam, chiếm 30-70%. Một mẫu điều hòa công suất phổ thông 9.000 BTU hoạt động khoảng 9 tiếng mỗi ngày có thể tiêu thụ trung bình 200 số điện mỗi tháng. Con số cụ thể phụ thuộc loại máy, như có hoặc không Inverter cũng như điều kiện sử dụng thực tế.

Ngoài ra, một số thiết bị khác cũng có thể chiếm 40-50% điện năng tiêu thụ như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, bình thủy điện...

Bếp điện từ (85-190 số điện mỗi tháng)

Một mẫu bếp điện từ đôi. Ảnh: Bosch

Một mẫu bếp điện từ đôi. Ảnh: Bosch

Bếp điện từ ngày càng phổ biến khi thay thế cho bếp gas truyền thống. Bếp từ có loại bếp đơn với thiết kế nhỏ gọn, chủ yếu để các gia đình ăn món lẩu, trong khi loại bếp đôi hoặc ba được đặt cố định trong bếp.

Với mức trung bình sử dụng khoảng ba tiếng mỗi ngày, bếp đơn tiêu tốn 85-95 số điện còn bếp đôi là 170-190 số mỗi tháng. Mức cụ thể còn tùy thuộc công suất sử dụng và loại bếp.

Bình nóng lạnh (70-340 số điện mỗi tháng)

Bình nóng lạnh là một trong nhh tiêu tốn nhiều điện năng

Bình nóng lạnh là một trong những thiết bị tiêu tốn điệu nhiều nhất trong gia đình. Ảnh: Tuấn Hưng

Bình nóng lạnh được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền bắc do đặc thù khí hậu. Đa số gia đình sử dụng loại bình 20 lít, đủ cho từ 2-4 người sử dụng hàng ngày. Với những nhà có thói quen chỉ bật trước khi sử dụng, thời gian trung bình một tiếng mỗi ngày, mức tiêu thụ vào khoảng 70-80 số điện. Với các gia đình bật liên tục và sử dụng nhiều, mức tiêu thụ có thể lên tới 230-340 số điện, theo thống kê của EVN.

Bình thủy điện (40-100 số điện mỗi tháng)

Bình thủy điện tiêu thụ nhiều điện năng do cơ chế hoạt động đun đi đun lại nhiều lần. Ảnh: Panasonic

Bình thủy điện tiêu thụ nhiều điện năng do cơ chế hoạt động đun đi đun lại nhiều lần. Ảnh: Panasonic

Bình thủy điện là thiết bị được nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng để lấy nước nóng hàng ngày. Bình có dung tích 4-6 lít, liên tục đun nước sôi và duy trì sau mỗi 6 tiếng hoặc theo ngưỡng nhiệt độ thấp nhất mà nhà sản xuất cài đặt. Đây là lý do bình này tiêu tốn điện. Công suất của bình khoảng 700-1.200 W tùy nhà sản xuất và dung tích. Nếu cắm liên tục và dùng khoảng 6-8 lít nước nóng mỗi ngày, bình có thể đạt 40-100 số điện mỗi tháng.

Máy sấy quần áo (75-140 số điện mỗi tháng)

Máy sấy quần áo loại bơm nhiệt sẽ ít gây tốn điện hơn. Ảnh: Tuấn Hưng

Máy sấy quần áo loại bơm nhiệt sẽ ít gây tốn điện hơn. Ảnh: Tuấn Hưng

Máy sấy quần áo ngày càng phổ biến tại Việt Nam nhờ tiết kiệm thời gian, tiện dụng trong những ngày mưa hoặc thời tiết nồm ẩm. Với dòng phổ biến nhất là thông hơi hoặc ngưng tụ loại 8 kg, thời gian sử dụng từ 1-2 tiếng tùy chế độ, tiêu thụ điện năng 75-140 số điện mỗi tháng nếu dùng hàng ngày. Với dòng máy sấy cao cấp hơn là bơm nhiệt, điện năng tiêu thụ sẽ thấp hơn khá nhiều.

Máy tính để bàn (72-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu máy tính với màn hình cong. Ảnh: Lưu Quý

Một mẫu máy tính với màn hình cong. Ảnh: Lưu Quý

Máy tính để bàn là thiết bị công nghệ phổ biến tại nhiều gia đình với công suất phổ thông khoảng 35-450 W. Một số loại cấu hình cao công suất có thể lên tới 1.000 W. Mức tiêu thụ điện năng trung bình theo EVN cho máy tính để bàn mỗi tháng là khoảng hơn 70 số điện.

Tủ lạnh (10-75 số điện mỗi tháng)

Một mẫu tủ lạnh hai cánh dung tích gần 600 lít. Ảnh: Tuấn Hưng

Một mẫu tủ lạnh hai cánh dung tích gần 600 lít. Ảnh: Tuấn Hưng

Tủ là thiết bị không thế thiểu trong các gia đình và thường hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày. Với các dòng tủ mini dung tích dưới 100 lít, mức tiêu thụ điện năng khoảng 10-15 số điện mỗi tháng trong khi loại trung bình khoảng trên dưới 300 lít tốn 30-45 số điện và loại lớn trên 400 lít có thể tiêu thụ 50-75 số điện.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm