Kỹ năng sống

6 hiện tượng chúng ta bị não bộ đánh lừa

Đôi mắt có thể thay đổi mùi vị của món ăn

Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy màu sắc của bát, đĩa có thể ảnh hưởng nhiều đến mùi vị của thức ăn. Như socola hoặc cacao nóng luôn trông ngon hơn khi đựng trong cốc màu cam hoặc đồ ăn đặt trong đĩa màu xanh dương đậm có mùi vị kém hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn trong chiếc bát, đĩa yêu thích.

Theo các chuyên gia, đĩa màu vàng làm mùi chanh đậm hơn. Đồ uống lạnh được phục vụ tốt hơn trong các cốc có tông màu lạnh hay đồ ăn sẽ ngon hơn nếu đặt trên đĩa màu hồng.

Tay phải có vẻ dài hơn tay trái

Có bao giờ bạn cảm thấy tay bên phải dài hơn, dễ dàng vươn ra lấy đồ vật so với cánh tay còn lại? Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra là do ảo giác, khiến bạn có cảm giác tiếp cận các vật thể nhanh hơn bằng tay phải.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với người thuận tay phải. Còn những người thuận tay trái sẽ không nhận thấy sự khác biệt.

Người thuận tay phải thường cho rằng tay trái ngắn hơn. Ảnh minh họa: Brightside

Người thuận tay phải thường cho rằng tay trái ngắn hơn. Ảnh minh họa: Brightside

Lời khen dễ khiến con người mắc sai lầm

Nhiều minh chứng cho thấy thành công quá sớm và luôn nhận lời khen ngợi khi còn nhỏ khiến nhiều người dễ thất bại, sự nghiệp xuống dốc khi trưởng thành. Nhưng đây thực chất là một thủ thuật mà não bộ dùng để đánh lừa con người.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát với hai nhóm người đều ăn kiêng trong một thời gian dài và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhóm đầu tiên được khen ngợi, còn nhóm thứ hai thì không. Sau đó, tất cả được mời lựa chọn bữa ăn nhẹ là một quả táo hoặc thanh socola. 85% những người được khen đang sở hữu thân hình quyến rũ (ở nhóm 1) đã chọn socola, trong khi tỷ lệ lựa chọn socola ở nhóm 2 chỉ 58%.

Điều này cho thấy não bộ của con người luôn tìm lý do để cơ thể được chiều chuộng và điều này hoàn toàn có thể dẫn đến thất bại. Càng được khen, họ càng có cảm giác bản thân làm rất tốt và có thể tự thưởng cho bản thân. Tuy nhiên, điều này dần dần đạp đổ mọi thành tích bạn cố gắng đạt được.

Không chú ý đến những thay đổi toàn diện

Hiện tượng này thực chất là một cơ chế bảo vệ của não bộ khi cho phép không phải xử lý tất cả các thông tin gửi về.

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm chứng minh bằng cách cho sinh viên đến xin việc gặp với người hướng dẫn và bí mật sắp xếp một người hoán đổi. Nhưng ngay cả khi người thay thế mặc quần áo và có ngoại hình khác biệt hoàn toàn với người đầu tiên, nhóm sinh viên vẫn không nhận ra sự thay đổi nào. Thí nghiệm được thực hiện nhiều lần và luôn có kết quả giống nhau.

Thí nghiệm hoán đổi người của các nhà khoa học luôn có kết quả tương tự sau nhiều lần thực hiện. Ảnh minh họa: Brightside

Thí nghiệm hoán đổi người của các nhà khoa học luôn có kết quả tương tự sau nhiều lần thực hiện. Ảnh minh họa: Brightside

Càng tự ti, càng khiến người khác trông hấp dẫn

Không ít người luôn so sánh bản thân với người khác và cho rằng họ hấp dẫn, xinh đẹp, tài giỏi hơn. Tâm lý so sánh của con người vô cùng bình thường, nhưng các nhà khoa học cho rằng khi bạn càng kém tự tin, những người khác dù không xuất sắc, giỏi giang nhưng luôn trở nên hấp dẫn trong mắt đối phương.

Một thí nghiệm đơn giản được tiến hành khi cho mọi người xem 3 bức ảnh của người nổi tiếng gồm một bức ảnh thật, một đã chỉnh sửa cho béo lên và một khiến họ trở nên thon gọn hơn. Nhiệm vụ của người tham gia là tìm ảnh thật.

Kết quả cho thấy những người hài lòng với cơ thể của mình dễ dàng phân biệt được ảnh thật và qua chỉnh sửa. Trong khi người lo lắng về cân nặng của bản thân sẽ chọn bức ảnh đối lập. Điều này cho thấy qua con mắt của chúng ta, sự bất an và kém tự tin vào bản thân ảnh hưởng đến cách nhận định về một người nào đó.

Sự tự tin hoặc tự ti của một người sẽ đánh giá vẻ đẹp của đối phương. Ảnh minh họa: Brightside

Sự tự tin hoặc tự ti của một người sẽ đánh giá vẻ đẹp của đối phương. Ảnh minh họa: Brightside

Không thể phân biệt được tưởng tượng và thực tế

Não bộ có những phản ứng tương tự trước những việc bạn đang làm và chỉ suy nghĩ trong đầu. Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm trong đó một nhóm người được yêu cầu chơi piano và nhóm còn lại sẽ tưởng tượng bản thân đang chơi. Kết quả là phản ứng của não bộ ở hai nhóm là giống nhau. Hay một thí nghiệm khác, các nhà khoa học yêu cầu người tham gia tưởng tượng đang ăn một món ăn và kết quả cho thấy họ đã qua cơn đói.

Điều này cho thấy suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta có liên quan đến nhau. Phản ứng cơ thể xảy ra tương tự, bất kể tình huống đó là thực tế hay tưởng tượng. Như khi lo âu quá nhiều, cơ thể có thể tăng tiết cortisol (hormone căng thẳng trong máu), còn nếu tưởng tượng bản thân vui vẻ, cơ thể lại sản sinh ra hormone serotonin (hormone vui vẻ) khiến bạn cải thiện tâm trạng.

(Theo Brightside)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm