Cùng một điểm xuất phát, cùng một môi trường phát triển, tại sao có người thành công rực rỡ, có người lại chật vật với cơm áo gạo tiền? Nhiều người cho rằng, nguyên nhân là do sự khác biệt về tư duy và hành động của hai bên. Cùng một việc làm, hai người có thể nhận được kết quả khác nhau. Liệu điều này có đúng?
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 5 đặc điểm của những người đàn ông không bao giờ chạm tới thành công.
1. Thiếu kiên nhẫn
Làm cùng một việc, trong khi người khác có thể chịu đựng gian khổ, kiên nhẫn chờ quả ngọt thì người này lại nhanh chóng nản chí, bỏ cuộc với muôn vàn lý do như người ta khỏe mạnh hơn mình, người ta có quan hệ, người ta dùng tiền giải quyết tất cả…
Có thể bạn chưa biết một sự thật là có đến 80% thất bại trên thế giới thực sự bắt nguồn từ việc thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng. Những người "cả thèm chóng chán" sẽ không bao giờ trải nghiệm được niềm vui khi kiên trì làm một việc thành công mang lại.
2. Sĩ diện hão
Ảnh: Internet
Đàn ông có tính sĩ diện hão thường sẽ khó mà tiến bộ được trong công việc. Trong khi những người khác miệt mài cố gắng, chăm chỉ kiếm tiền thì anh ta luôn để đầu óc ở trên mây, ảo tưởng về bản thân. Hơn nữa, kiểu người “thùng rỗng kêu to” này thường tiêu tiền cũng khá phung phí để chăm chút cho vẻ bề ngoài nhưng lại không đầu tư cho trí óc, tâm hồn. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, người không chịu nỗ lực phấn đấu thì không bao giờ khá lên nổi.
3. Luôn tìm lý do, tự giới hạn bản thân
Khi gặp phải thất bại hay khó khăn trong cuộc sống, nhiều người thường đưa ra quan điểm thế này làm lý do: người thành công rất thông minh và may mắn, còn tôi không đủ thông minh lại kém may mắn nên khó đạt được thành tựu.
Nhiều người có xu hướng tự bao biện cho bản thân khi gặp phải khó khăn, không muốn chịu trách nhiệm hoặc tìm giải pháp, bởi vì đây là việc dễ làm nhất. Bên cạnh đó, tìm lý do bao biện là cách phổ biến để làm cho bản thân cảm thấy thanh thản, dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không nhận ra và để việc bào chữa trở thành thói quen, con người ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể tiến bộ được.
Như nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde đã nói: Khi bạn tìm thấy một lý do cho sai lầm của chính mình, bạn sẽ sớm tìm ra hàng trăm lý do khác nữa. Đồng thời, những người thích bao biện cũng quen với việc đặt ra các giới hạn và vô hình trung đã giết chết tiềm năng của họ.
Việc duy trì thói quen chối bỏ bản thân trước khi làm xong một việc gì đó và tự ám chỉ với bản thân rằng: "Mình nhất định không thể hoàn thành tốt việc này, nên chỉ cần làm được đến đâu hay đến đó" dần dần sẽ khiến bạn bắt đầu tìm cho mình một loạt các lý do để không muốn làm việc nữa.
Đúng là tín hiệu tâm lý này có thể giúp bạn ngăn chặn sự thất vọng nếu thất bại trong nhiệm vụ, nhưng nó lại cướp đi cơ hội chạm tay đến thành công.
4. Quá so đo, tính toán
Ảnh: Internet
Lập kế hoạch tài chính cẩn thận là một thói quen tốt để biết mình nên tiêu tiền vào những thứ gì, cái gì là lãng phí. Thế nhưng nếu tính toán chi li quá mức sẽ thành keo kiệt, tiết kiệm những thứ không đáng cũng sẽ khiến những người xung quanh cũng cảm thấy khó chịu. Mặt khác, nếu một người đàn ông so đo từng đồng với mọi người cũng phản ánh rằng anh ta có EQ thấp. Điều này sẽ tác động đến những mối quan hệ xã hội xung quanh của người này.
Ở đời, càng so đo tính toán bao nhiêu thì “túi tiền” sẽ càng eo hẹp bấy nhiêu, khôn ngoan lớn nhất của con người chính là sự phóng khoáng có chừng mực.
5. Từ bỏ học hỏi, từ chối trưởng thành
Không thông minh, không gặp may mắn, thua kém đối phương đều là những cái cớ. Trên thực tế, nguyên nhân thất bại của một người chính là hài lòng với thực tại, không muốn học hỏi hay trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân.
Trên thực tế, không ngừng học tập là quá trình đòi hỏi tinh thần, tư duy, còn sự trưởng thành của bản thân lại đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Quá trình này không thoải mái như việc nằm ở nhà chơi điện thoại di động và xem phim. Tuy nhiên, duy trì một thái độ hiếu học và ý thức học tập không ngừng sẽ là quyết định có giá trị nhất trong cuộc đời bạn.
(Theo Zhihu)