Mặc dù chúng ta thường nghĩ chế độ ăn uống là thủ phạm đầu tiên gây ra lượng đường trong máu cao, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Có rất nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày có tác động đến lượng đường trong máu của và những điều này diễn ra từ khi thức dậy cho đến giờ đi ngủ và suốt đêm ngay cả trong lúc chúng ta đang ngủ.
Những gì bạn làm buổi sáng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, cảm giác ăn uống mà còn ảnh hưởng đến cả lượng đường trong máu của bạn. Tạo cho mình một vài thói quen đơn giản nhưng lành mạnh vào buổi sáng sẽ dễ dàng giúp bạn giữ ổn định lượng đường trong máu trong cả ngày một cách thuận lợi hơn.
1. Uống nước buổi sáng
Uống đủ nước buổi sáng sẽ pha loãng lượng đường trong máu của chúng ta. Trên thực tế, lượng đường trong máu cao và mất nước đi đôi với nhau. Sau khi thức dậy, cơ thể thường thiếu nước nên bổ sung nước tại thời điểm này là rất hợp lý.
Justine Chan, chuyên gia dinh dưỡng về tiểu đường, làm việc tại Toronto, Canada, giải thích: "Uống nước có thể ngăn đường trong máu của bạn trở nên cô đặc, làm giảm lượng đường trong máu. Khi bạn uống nhiều nước hơn, bạn cũng có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm lượng đồ uống có đường".
2. Ăn sáng đầy đủ, tốt nhất nên ăn bữa ăn giàu protein
Ăn thứ gì đó thực sự có thể giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn. Một số người nhận thấy rằng họ càng nhịn ăn sáng lâu thì lượng đường trong máu càng tiếp tục tăng. Quá trình này được gọi là gluconeogenesis, hoặc quá trình tạo ra lượng đường trong máu được lưu trữ trong gan để giữ mức năng lượng tăng lên mà không cần thức ăn.
Patricia Kolesa, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại New Jerse, giải thích rằng: "Không ăn trong thời gian dài đóng vai trò như một tác nhân gây căng thẳng cho cơ thể bạn, khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, lượng đường trong máu của chúng ta có thể tăng cao, và một bữa sáng cân bằng có thể giúp ổn định hoặc hạ thấp chúng".
Bắt đầu ngày mới của bạn với một bữa ăn giàu protein đã được chứng minh là có thể ổn định lượng đường trong máu không chỉ trong buổi sáng mà là cả ngày. Lý do là vì protein mất nhiều thời gian để tiêu hóa và lượng đường trong máu không tăng ngay lập tức.
Đồng ý với điều này, Michelle Caravella, một huấn luyện viên và là chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Hoa Kỳ, quản lý của trang Normalizingnutrition, giải thích: "Kết hợp thực phẩm giàu protein với bữa sáng của bạn, như trứng với bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt, giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn".
3. Đi dạo sau khi ăn sáng
Vận động vào buổi sáng buộc các cơ bắp của chúng ta phải hoạt động. Cơ bắp sử dụng glucose để tạo năng lượng, và khi chúng ta tập thể dục, chúng ta đang lấy lượng đường trong máu ra khỏi máu và sử dụng nó.
Đương nhiên, điều này làm giảm lượng đường trong máu của chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần đi bộ ít nhất 2 phút sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu đáng kể. Vì vậy, việc làm này cũng không phải là quá vất vả.
Brittany Crump, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, người phụ trách trang Avornutritionsa, chia sẻ: "Đi bộ sau bữa sáng sẽ di chuyển lượng đường trong máu từ máu vào các tế bào của bạn và được sử dụng làm năng lượng. Do đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Hơn nữa, hoạt động thể chất này có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định trong phần còn lại của ngày".
4. Kiểm soát căng thẳng
Không chỉ những gì chúng ta ăn mới làm tăng lượng đường trong máu, những căng thẳng về cảm xúc cũng có thể đem lại tác hại tương tự. Bắt đầu ngày mới với những việc hoạt động chánh niệm như thiền, viết nhật ký hoặc tập thở cũng có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn trong suốt cả ngày.
Mức độ căng thẳng thấp có mối tương quan tích cực với lượng đường trong máu thấp hơn. Thay vì kiểm tra email ngay khi thức dậy buổi sáng, hãy xem xét thực hiện một hoạt động thư giãn có thể làm dịu tâm trí của bạn và chuẩn bị cho ngày của bạn.
Chuyên gia dinh dưỡng về tim Veronica Rouse, phụ trách trang Theheartdietitian, cho biết, cách ăn uống có chánh niệm có thể có lợi cho lượng đường trong máu của bạn. Ăn uống có chánh niệm làm thay đổi hành vi ăn uống của bạn và giảm căng thẳng vào giờ ăn. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Làm chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những gì bạn ăn đã được chứng minh là giúp mọi người ăn những khẩu phần nhỏ và chất lượng cao hơn, bữa ăn cân bằng hơn, nhờ đó có thể hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu.
Để quản lý lượng đường trong máu tốt hơn vào buổi sáng và suốt cả ngày, hãy làm theo những lời khuyên đơn giản, lành mạnh nói trên bất cứ khi nào bạn có thể nhé.
Theo Eatthis