Vào mùa Trung thu, có một loại quả vô cùng phổ biến đó chính là quả bưởi . Bưởi không chỉ là loại quả có hương vị dễ ăn, gây mát mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping (Phòng khám Trị liệu Dinh dưỡng Hugo), lượng vitamin C chứa trong bưởi gấp 1,5 lần so với chanh.
Ngoài ra, trong một quả bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, kali, canxi, natri... Có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, loãng xương, tiểu đường, tốt cho hệ thần kinh trung ương.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping, ăn bưởi đều đặn có thể đem lại một số lợi ích như sau:
1. Tăng cường sức khỏe: Bưởi có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt một cách hiệu quả, lại rất giàu axit folic, rất hữu ích cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và người bị thiếu máu.
2. Làm đẹp da: Bưởi chứa nhiều vitamin C, không chỉ có tác dụng tẩy vết nám, làm săn chắc da mà ăn bưởi thường xuyên còn có tác dụng dưỡng da rất tốt.
3. Có lợi cho việc giảm cân: Loại quả này không chứa nhiều calo, nó cũng chứa các hợp chất giúp đốt cháy chất béo, là một loại trái cây giảm cân tự nhiên.
4. Phòng chống bệnh mạch máu não: Bưởi giàu kali và flavonoid, là loại quả lý tưởng cho bệnh nhân mạch máu não, có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm hình thành huyết khối nên có tác dụng phòng ngừa huyết khối não và tai biến mạch máu não.
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping (Phòng khám Trị liệu Dinh dưỡng Hugo).
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng chỉ đích danh 4 nhóm người không thích hợp để ăn bưởi, đặc biệt nhấn mạnh 6 loại thuốc không nên uống khi ăn bưởi kẻo gây nguy hiểm cho tính mạng.
4 nhóm người không thích hợp để ăn bưởi
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Vì bưởi giàu chất xơ và chứa nhiều nước nên có thể làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Do đó góp phần kích thích đại tiện, những người có hệ tiêu hóa yếu nếu ăn quá nhiều bưởi có thể bị tiêu chảy.
2. Những người đang dùng thuốc
Bưởi có chứa "furanocoumarin", chất này có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu cao, đặc biệt là những người dùng 6 loại thuốc sau: thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ lipit máu, thuốc an thần, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh... Đang dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi ăn bưởi.
3. Bệnh nhân bệnh thận
Bưởi chứa nhiều kali, ăn nhiều sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Sẽ khó chuyển hóa các ion kali dư thừa.
4. Người bị dạ dày, tá tràng tránh ăn bưởi
Trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Ngoài ra, vị chuyên gia cũng nhắc nhở rằng bưởi tuy tốt nhưng có tính lạnh nên có người thiếu khí, chân tay lạnh cần lưu ý là không được ăn bưởi.
Trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
Lưu ý khi ăn bưởi
- Đang đói không nên ăn bưởi vì axit trong bưởi sẽ làm hại dạ dày của bạn: Chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ, như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn.
- Không nên ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột: Khi kết hợp 2 thực phẩm này cùng bưởi sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Đang đói không nên ăn bưởi vì axit trong bưởi sẽ làm hại dạ dày của bạn.
- Không ăn bưởi cùng gan lợn: Vì trong gan có chứa đồng, sắt, kẽm... nên khi kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.