Kỹ năng sống

3 lý do giải thích vì sao "trên 40 chớ dại vay tiền để mua nhà"

Theo số liệu, năm 2018, số những người trưởng thành độc thân ở Trung Quốc đạt 240 triệu người. Trong đó 77 triệu người sống một mình và dự kiến sẽ đạt 92 triệu người trong một vài năm tới.

Theo phân tích, số lượng người độc thân ngày càng tăng một phần là do tác động của xã hội. Hiện tại giá nhà trung bình ở Trung Quốc đang tăng chóng mặt. Có thể nói, đối với một số bạn trẻ, việc mua nhà trong những ngày này thực sự khó khăn.

Một số người có thể nói rằng mua nhà đã khó rồi thì đừng mua, tại sao lại khiến bản thân mệt mỏi như vậy? Nói như vậy cũng đúng nhưng có một vấn đề là nếu không có nhà thì khó lập gia đình? Cứ như vậy, các gánh nặng liên tiếp chồng lên nhau khiến nhiều người phải đau đầu.

Vì vậy, để sở hữu được nhà càng sớm càng tốt, giới trẻ hiện nay có xu hướng vay tiền để mua nhà. Không những vậy, ngoài những người trẻ, còn có một số người trên 40 tuổi cũng có nhu cầu mua nhà thông qua hình thức vay vốn. Tuy nhiên, một số người trong cuộc cho rằng, những người trung niên ngoài 40 tuổi thì không nên đi vay để mua nhà. Vì sao lại như vậy?

Dưới đây là 3 lý do người ngoài 40 không nên vay tiền để mua nhà.

1. Thời gian vay rút ngắn, áp lực trả hàng tháng tăng lên

Năm 2018, khi Ngân Hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) nâng tuổi vay lên 70 tuổi, họ cũng đưa ra quy định khác: Tổng tuổi của người vay và thời gian vay không quá 75 tuổi. Trên thực tế nhiều người chỉ được vay đến 60 tuổi. Có nghĩa là, nếu bây giờ bạn 40 tuổi, bạn chỉ có thể vay tối đa trong 20 năm.

3 lý do giải thích vì sao trên 40 chớ dại vay tiền để mua nhà - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: The New York Times

Việc thời gian bị rút ngắn này không chỉ làm gia tăng áp lực về thời hạn mà còn làm tăng gánh nặng về số tiền phải trả. Hơn nữa, nhiều người đang nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Do đó, nếu vẫn chưa thể trả hết nợ, rất có thể họ sẽ phải tiếp tục làm việc để kiếm đủ tiền trả cho ngôi nhà của mình.

2. Rủi ro ở tuổi 40 tăng dần

Ngoài 40 không phải thời điểm thích hợp để mua nhà. Tuổi 45 thường được coi là giai đoạn khủng hoảng của cuộc đời. Căng thẳng gia đình và lý do thể chất chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Một lý do quan trọng khác là khủng hoảng nghề nghiệp.

Vì tuổi tác ngày càng cao, sức cạnh tranh so với những người trẻ tuổi cũng bắt đầu bị giảm. Nhiều người khi bước sang tuổi ngũ tuần hoặc tứ tuần đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị đào thải.

Đối với những người ở độ tuổi này, thời kỳ quan trọng nhất của công việc thể chất đã qua, không còn có thể lao động nặng nhọc như những người trẻ tuổi. Vì vậy, đối với những đối tượng lao động chân tay như công nhân xây dựng, công nhân nhà máy… thì ở độ tuổi này, khả năng lao động sẽ giảm đi rất nhiều.

Đương nhiên, cho dù không phải lao động chân tay, người trung niên cũng không thể so với người trẻ tuổi. Hầu hết các công việc hiện nay đòi hỏi phải có tốc độ, nhanh nhạy và cả sức bền. Thanh niên là những người năng động, đồng thời họ có thể thức khuya. Tuy nhiên, những điều này khó thấy được ở những người đã bước qua tuổi 40.

Đây cũng là lý do khiến nhiều người trung niên bị đào thải ở nơi làm việc. Những người trẻ tuổi tràn trề sức sống, đồng thời mức lương của họ cũng thấp hơn so với những người có thâm niên.

Nhân tài ở độ tuổi trung niên thường chỉ có tính cạnh tranh đối với những công việc đòi hỏi kinh nghiệm làm việc và mối quan hệ cụ thể.

Hầu hết những người trung tuổi sẽ gặp khủng hoảng trong sự nghiệp, đặc biệt là khi nền kinh tế bị ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của công ty không tốt.

3 lý do giải thích vì sao trên 40 chớ dại vay tiền để mua nhà - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Exit

3. Cuối cùng là nhiều áp lực đến từ gia đình

Hãy tưởng tượng khi ở độ tuổi 40, bạn phải chăm lo cho gia đình, con bạn có thể đang học cấp 3, đại học. Đồng thời bố mẹ bạn cũng già yếu đi mỗi ngày, cần được chăm sóc. Riêng việc lo cho cuộc sống của cả gia đình đã là một thách thức. Chưa kể đến xảy ra những bất trắc cần dùng đến rất nhiều tiền, vậy bạn lấy đâu ra tiền để lo liệu?

Không dừng lại ở đó, trong tương lai, khi các con lớn và cần "dựng vợ gả chồng" thì cũng sẽ cần một khoản không hề nhỏ. Không chỉ cần có một ngôi nhà mà chi phí cưới hỏi, lễ vật đính hôn cũng đòi hỏi rất nhiều tiền.

Đối với những người trẻ mới đi làm, mức lương khởi điểm không cao. Do mới đi làm trong thời gian ngắn, họ cũng không có nhiều tiền tiết kiệm nên nhiều bạn trẻ phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ để mua nhà và lập gia đình.

Vì vậy, đối với những người trung niên mà đặc biệt trên 45 tuổi, giai đoạn này sẽ chứng kiến nhiều khó khăn và trở ngại. Vì vậy, nếu không thể đảm bảo trả được số tiền vay thì bạn không nên vay lãi để mua nhà. Trước khi ra quyết định cần cân nhắc thật cẩn trọng và kỹ lưỡng để tránh sai lầm.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Áp lực giảm giá của VND đã được giảm bớt?

Theo Mirae Asset, trong bối cảnh USD tăng mạnh (với chỉ số USD tăng 16,6% so với đầu năm), Việt Nam Đồng (VND) vẫn là đồng tiền có mức độ mất giá ít hơn so với sự mất giá của các đồng tiền châu Á khác.