Sức khỏe

3 dị nhân lây siêu nhanh của Omicron có lai với Delta

Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Wesley Long, nhà nghiên cứu bệnh học từ Houston Methodist ở Texas, một số biến chủng phụ mới của Omicron thực sự mang những đặc tính kết hợp của cả Omicron và Delta chứ không "thuần chủng" như các dòng Omicron ban đầu.

Đó là BA.2.12.1, chịu trách nhiệm cho 58% số ca Covid-19 mới ở Mỹ vào tuần trước, là BA.4 và BA.5, đang gây làn sóng mới ở Nam Phi và có thể là cả một số khu vực ở Mỹ. BA.4 và BA.5 có vài đột biến giống Delta trong khi BA.2.12.1 có 1 đột biến gần như giống hệt.

3 dị nhân lây siêu nhanh của Omicron có lai với Delta - 1

Tờ Medical Xpress dẫn lời tiến sĩ Long cho biết điều này đã đem đến cho chúng vài đặc tính giống cũng như vài khác biệt về tương tác đối với các biến chủng phụ Omicron trước và với Delta.

Điều phiền toái nhất là những đột biến này khiến việc nhiễm trùng các nhánh phụ của Omicron ban đầu không có khả năng bảo vệ chống lại sự tái nhiễm BA.2.12.1, BA.4 và BA.5, theo dữ liệu trong phòng thí nghiệm.

Nhưng 3 "dị nhân" Omcron này lại không ưa chuộng các "cựu F0" Delta, theo một nghiên cứu khác từ Đại học Bang Ohio. Họ phát hiện ra rằng những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt do bị nhiễm SAS-CoV-2 chủng Delta tạo ra một loại kháng thể có khả năng vô hiệu hóa các đột biến mới tốt hơn nhiều người từng nhiễm Omicron "nguyên bản".

Điều đó rất có thể liên quan tới đặc tính "lai" với Detla của các nhánh phụ này. Nhiều bệnh nhân tái nhiễm Omicron sau khi đã nhiễm Delta cũng báo cáo các triệu chứng nhẹ hơn người nhiễm lần đầu, theo nhiều nghiên cứu trước đó.

Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo điều này không có nghĩa từng nhiễm Delta khiến bạn "bất tử". Tiêm chủng dù đã nhiễm vẫn được khuyến cáo. Từng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên là không bền vững và không chắc đủ để giúp bạn không mắc bệnh nặng trong lần tái nhiễm, nhưng "miễn dịch lai" giữa tiêm chủng và nhiễm trùng trước đó là loại miễn dịch chắc chắn mạnh và bền vững.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm