Komatsu (Nhật Bản) năm nay lên 6 tuổi, sống trong một gia đình có kinh tế khá giả. Từ nhỏ, cậu đã được cha mẹ nuông chiều. Chính vì vậy, cậu nảy sinh tính cách khó gần, độc đoán, luôn bắt mọi người chiều theo ý mình. Dù cậu có làm sai điều gì, cha mẹ luôn dễ dàng tha thứ, không áp dụng hình thức kỷ luật.
Nhân dịp sinh nhật Komatsu, cha mẹ cậu đã chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật, mời đông đảo người thân, bạn bè đến tham dự. Mọi người đều chuẩn bị quà theo sở thích của Komatsu nên cậu bé mừng ra mặt.
Gia đình chú của Komatsu cũng được mời đến dự bữa tiệc. Vì kinh tế gia đình không mấy dư dả nên họ đã tặng cậu bé một món quà đơn giản, gồm cuốn sổ nhỏ cùng cây bút chì xinh xinh. Komatsu khó chịu ra mặt, bực dọc nói: "Cháu có thể không nhận món quà này được không, trông thật nghèo nàn". Chú Komatsu ấp úng, ngượng ngùng vội quay mặt đi.
Ảnh minh hoạ.
Thấy con hành xử tệ như vậy, cha mẹ Komatsu bèn "chữa cháy": "Komatsu vẫn còn nhỏ nên chưa biết gì. Chú thông cảm cho gia đình nhé!". Qua câu chuyện có thể thấy, việc Komatsu có tính cách khó ưa cũng do một phần được cha mẹ chiều chuộng, bao che cho những hành vi sai trái.
Như vậy có thể thấy, con chưa ngoan, thiếu lễ phép, không tôn trọng người lớn đều do cách dạy dỗ của các bậc phụ huynh. Cha mẹ nào cũng coi con là bảo bối nên chiều chuộng con hết mực mà không biết là vô tình làm hại con.
Dưới đây là những thói quen xấu xuất hiện ở trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
Không lịch sự
Những đứa trẻ không được giáo dục cẩn thận thường hành xử không phép tắc, không lịch sự khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng. Hành vi này của trẻ có thể bắt đầu từ những dấu hiệu nhỏ như: Đi học về không chào người lớn, ăn cơm không mời, nói trống không,… Nhiều phụ huynh cho rằng đây là biểu hiện bình thường, lớn lên trẻ sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và cha mẹ chính là thủ phạm khiến con có lối hành xử như vậy. Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ cần dạy con những phép tắc lịch sự. Khi thấy con có biểu hiện thiếu tôn trọng người khác, cần nghiêm khắc chỉnh sửa ngay. Có như vậy mới nuôi dạy được những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới.
Những đứa trẻ cư xử không lịch sự phần nhiều do cha mẹ nuông chiều, không dạy dỗ cẩn thận. (Ảnh minh hoạ)
Không có tính kỷ luật
Những đứa trẻ không được giáo dục cẩn thận còn có biểu hiện coi thường kỷ luật, lớn lên có thể dẫn đến xem nhẹ pháp luật. Những đứa trẻ này thường không kiềm chế được bản thân, không biết việc gì được làm và không được làm. Từ đó, trẻ hình thành tính cách kiêu ngạo, bất chấp làm mọi điều để đạt được mục đích.
Khi thấy con có những biểu hiện coi thường kỷ luật, xem nhẹ các nguyên tắc đã đặt ra, cha mẹ cần nhanh chóng uốn nắn, tránh để con lầm đường lạc bước.
Không hiểu được lòng biết ơn
Nếu trẻ được người khác giúp đỡ nhưng không biết nói lời cảm ơn, thậm chí coi đó là nghĩa vụ mà người khác phải thực hiện đối với mình thì đây là biểu hiện của việc không được giáo dục cẩn thận. Đồng thời điều này cho thấy đằng sau trẻ là những phụ huynh nuông chiều con quá mức, không hướng dẫn con phép tắc tối thiểu.
Ảnh minh hoạ.
Quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ phụ thuộc phần lớn ở cách giáo dục của cha mẹ. Giáo sự Lý Mai Cẩn – Chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực nuôi dạy con từng chia sẻ: "Không lịch sự, không có tính kỷ luật, không hiểu được lòng biết ơn là những biểu hiện ở những đứa trẻ không được giáo dục đúng cách. Những đứa trẻ này sẽ không phát triển tốt, đường đời trở nên gập ghềnh, không tươi sáng".
Như vậy, việc nuôi dạy con cái không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình dày công rèn luyện. Trong việc nuôi dạy con, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
1. Cha mẹ đóng vai trò chủ đạo
Từ lời nói, hành vi của trẻ, người ta dễ dàng đánh giá cha mẹ trẻ là người có tính cách ra sao. Đằng sau một đứa trẻ chưa ngoan, chưa lễ phép là những bậc cha mẹ vô tâm.
Muốn con trở thành người có học thức, lễ phép, cha mẹ cần trở thành tấm gương sáng để con noi theo. Hãy sống ngay thẳng, chân thành, tránh chiều con thái quá. Chỉ có như vậy mới có thể tạo nên những đứa trẻ có lối sống tích cực.
Cha mẹ cần làm gương sáng để con noi theo học tập. (Ảnh minh hoạ)
2. Thiết lập nhận thức đúng đắn về cái đúng và cái sai
Cha mẹ cần thiết lập hệ nhận thức đúng đắn cho trẻ, hướng dẫn trẻ phân biệt đúng và sai qua những tình huống đơn giản hằng ngày. Chẳng hạn như con làm việc tốt, hãy khen ngợi, động viên, cổ vũ con. Ngược lại, nếu con làm sai, hãy giúp con hiểu ra lỗi sai, phạt con, thậm chí là áp dụng kỷ luật "thép" nếu đó là lỗi nghiêm trọng.
Hãy để con tự chịu hậu quả trước lỗi lầm mình gây ra. Điều này giúp con rút ra được bài học đắt giá và tránh mắc lỗi tương tự sau này. Chỉ bằng cách thiết lập hệ nhận thức đúng đắn mới giúp trẻ trở thành người sống có trách nhiệm.
3. Trau dồi nhân phẩm cho con từ nhỏ
Trẻ được nuôi dạy tốt thường có những đức tính như: Chăm ngoan, lễ phép, hiểu chuyện, tôn trọng người khác. Trẻ còn biết giúp đỡ mọi người xung quanh, tiết chế hành vi tiêu cực của bản thân.
Nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ tuyệt vời như vậy, cha mẹ cần trau dồi những đức tính tốt cho con ngay từ khi còn nhỏ. Hãy đặt ra những quy tắc để trẻ sớm có ý thức thực hiện.