Kỹ năng sống

Khoa học chứng minh: Có 2 HÀNH VI của cha mẹ vô tình khiến trẻ trở nên kém thông minh, điều số 1 nhiều người mắc phải

Có người từng nói vui rằng, tâm trạng của rất nhiều cha mẹ khi nuôi dạy con giống như đi tàu lượn siêu tốc, rơi từ "thiên đường" xuống trái đất. Trước kia cảm thấy con quả thực chính là thiên tài, tương lai vào các đại học top đầu không thể "thoát" được. Sau đó phát hiện mặc dù không phải là thiên tài, nhưng con vẫn rất thông minh, vào đại học tầm trung hẳn là cũng không có vấn đề gì.

Sau cùng mới phát hiện chỉ số thông minh của con giảm quá nhanh, không như lúc nhỏ. Chẳng lẽ IQ cũng có thể thấp dần sao? Thật không may, câu trả lời là có.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng mặc dù chỉ số IQ chủ yếu dựa trên di truyền nhưng một số điều trong quá trình nuôi dạy con cái thực sự có thể dẫn đến giảm IQ của trẻ.

Khoa học chứng minh: Có 2 HÀNH VI của cha mẹ vô tình khiến trẻ trở nên kém thông minh, điều số 1 nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

01. Các yếu tố cảm xúc có thể hạn chế sự phát triển trí tuệ

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Montreal cho thấy rằng "cách nuôi dạy con cái đòi hỏi khắt khe" có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não của trẻ em.

Nuôi dạy con cái đòi hỏi khắt khe là gì? Ngoài việc đánh đập, phán xét, trừng phạt thể xác, la hét, v.v., có một số hình thức kín đáo hơn, không dễ bị phát hiện, chẳng hạn như: Quản lý quá nhiều, yêu cầu quá nhiều, yêu cầu quá nghiêm ngặt.

Phải thừa nhận rằng, so với thời trước, thế hệ cha mẹ ngày nay ít sử dụng đòn roi hơn nhiều, nhưng độ "khắc nghiệt" lại có phần trở nên tăng cao hơn. Trẻ em hiện đại tận hưởng các nguồn lực chưa từng có, nhưng cũng bị ràng buộc bởi những gì chúng ta không thể nghĩ đến.

Văn hóa của cha mẹ, chất lượng và các khía cạnh khác của cuộc sống nâng cao, do đó, yêu cầu dành cho trẻ cũng nghiễm nhiên tăng lên. Ai cũng chỉ biết rằng nếu nuông chiều một đứa trẻ có thể khiến nó “hư” mà không biết rằng nếu quá khắt khe cũng có thể khiến một đứa trẻ “hỏng”.

Quá nhiều quy tắc không bao giờ là một dấu hiệu tốt trong quá trình nuôi dạy con cái. Bởi vì bạn sẽ không có cách nào để theo dõi hoặc thực hiện được tất cả các quy tắc đặt ra. Thay vào đó, hãy đặt ra ít quy tắc hơn và tập trung vào các quy tắc quan trọng. Hãy nhất quán trong việc củng cố và thường xuyên nhắc nhở con cái thực hiện đúng các quy tắc đó, ấy mới là điều quan trọng nhất.

Đừng ra lệnh cho con khi bạn muốn yêu cầu chúng thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nào đó. Trẻ em cần biết rằng cha mẹ luôn đứng sau họ dù chuyện gì xảy ra. Vì vậy, đừng để chúng tự lo cho bản thân mà không giúp đỡ hay đưa ra những hướng dẫn riêng để con có thể làm mọi việc theo cách tốt hơn.

Khoa học chứng minh: Có 2 HÀNH VI của cha mẹ vô tình khiến trẻ trở nên kém thông minh, điều số 1 nhiều người mắc phải - Ảnh 2.

Ai cũng chỉ biết rằng nếu nuông chiều một đứa trẻ có thể khiến nó “hư” mà không biết rằng nếu quá khắt khe cũng có thể khiến một đứa trẻ “hỏng”.

Thay vì đòi hỏi trẻ em làm tốt hơn và tốt hơn nữa, hãy dành cho trẻ không gian để phát triển, cho trẻ một cơ hội để phát triển theo nhịp điệu của riêng mình. Quá trình này có thể mất thời gian nhưng kết quả chắc chắn sẽ vượt quá mong đợi của bạn.

02. Các yếu tố bên ngoài cũng không thể bỏ qua

Ngoài những hạn chế về cảm xúc, có rất nhiều yếu tố bên ngoài cũng có thể cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ.

1/ Thiếu iốt: Trong số nhiều chất dinh dưỡng, iốt rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngày nay, thiếu iốt vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt và là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ chậm phát triển trí tuệ.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả khi chỉ có một sự thiếu hụt iốt nhẹ, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày phải chú ý đến việc sử dụng muối i-ốt, ăn nhiều thực phẩm giàu iốt.

2/ Chì vượt quá tiêu chuẩn: Các nhà khoa học ở nhiều quốc gia đã phát hiện ra rằng khi chì trong cơ thể trẻ em vượt quá 100 μg/L sẽ vượt quá tiêu chuẩn và có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ.

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, đặc biệt là trước 3 tuổi do hấp thụ chì nhanh hơn 4-5 lần so với người lớn nhưng khả năng đào thải chì chỉ được 1/17 ở người lớn, thời gian lưu giữ chì lại cao gấp 5-8 lần.

Bạn rất khó để có thể biết được đồ chơi hay đồ trang sức có nhiễm chì hay không. Cách đơn giản nhất là hãy tin vào nhà sản xuất, chỉ lựa chọn những hãng uy tín và có ghi rõ không có chì trong sản phẩm, đồ chơi. Đồng thời cho phép trẻ phát triển thói quen vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, ăn nhiều thực phẩm có thể giúp loại bỏ chì (các sản phẩm sữa, hải sản, vitamin).

3/ Thủy ngân vượt quá tiêu chuẩn: Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ.

Và tiếp xúc với thủy ngân trong cuộc sống của trẻ chủ yếu là trong ba khía cạnh này:

Ăn cá: Người ta nói rằng ăn cá có thể trở nên thông minh hơn, nhưng ăn không đúng cách, cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Bởi vì thủy ngân là một nguyên tố được sản xuất tự nhiên trong môi trường, được tìm thấy trong các đại dương, hồ, suối. Vì vậy, hầu như tất cả các loài cá đều chứa mức độ thủy ngân khác nhau.

Những loại cá nào phù hợp với trẻ em? Cá hồi, cá hồi, cá tuyết, cá rô, cá rô phi, cá mòi, cá trê, mực, cua, tôm, v.v. đây là những loài phổ biến, dễ mua và có hàm lượng thủy ngân thấp. Ngoài các loài, còn có mật cá và não cá, cũng không được khuyến khích ăn. Não cá là vị trí có hàm lượng thủy ngân cao nhất trên cá, và mật cá thường độc hại.

Khoa học chứng minh: Có 2 HÀNH VI của cha mẹ vô tình khiến trẻ trở nên kém thông minh, điều số 1 nhiều người mắc phải - Ảnh 3.

Vật tư y tế: Ngoài ra còn có các vật dụng thường xuyên trong nhà cũng dễ dẫn đến ngộ độc thủy ngân. Ví dụ, nhiệt kế thủy ngân. Nó rất nguy hiểm nếu bạn vô tình phá vỡ và xử lý không đúng cách.

Thuốc đỏ: Đây chính là vật dụng cần thiết cho chấn thương, ở nhiều gia đình, đứa nhỏ có va chạm, trầy xước, đều sẽ dùng chúng để khử trùng bên ngoài. Nhưng bạn có biết rằng thành phần chính của nó là thủy ngân hữu cơ. Tiếp xúc trực tiếp với da sẽ được cơ thể hấp thụ, sử dụng lâu dài cũng có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Vì vậy, nếu gia đình có cũng không cho trẻ em sử dụng, đối với chấn thương nhỏ thông thường dùng nước muối sinh lý để rửa sạch.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm