Theo nghiên cứu thị trường của CBRE Việt Nam chỉ ra, so với mức giá cách đây 2 năm, hiện giá nhà không chỉ tăng giá cục bộ ở một vài dự án, mà nhiều khu vực đã hình thành mặt bằng giá mới.
Cụ thể căn hộ chung cư khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Mỹ Đình... ở mức 30 - 40 triệu đồng/m2 năm 2020, hiện nay được đẩy lên 45 - 60 triệu đồng/m2. Các khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, trước đây thường ở mức 18 - 20 triệu đồng/m2, nay đã dần tiệm cận mức 30 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án giá lên đến 60 triệu đồng/m2... và không có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Đáng chú ý, dự án nhà ở thương mại giá dưới 25 triệu đồng/m2 cũng gần như "mất hút" khỏi thị trường Hà Nội.
Còn theo khảo sát của nhiều đơn vị môi giới bất động sản, hiện nay giá nhà ở Việt Nam cao hơn gấp khoảng 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội.
Ví dụ, một lao động ở độ tuổi 30 trở xuống có mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ khoản sinh hoạt phí ở những đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM thì dư lại khoảng 6 triệu đồng. Do đó, họ cần ít nhất 20 năm mới tích cóp được 1,5 tỷ đồng.
Còn với mức thu nhập 20 - 30 triệu đồng/tháng, muốn mua được một căn hộ 1,5 tỷ đồng cũng phải tích cóp trong 10-15 năm, với điều kiện họ không phải chi trả cho các khoản phí về ốm đau, bệnh tật,…
Tại hội thảo về thị trường bất động sản do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng đặt câu hỏi: "Giá trị thực của bất động sản ở Việt Nam đang ở đâu, khi thu nhập của đại đa số người dân không cải thiện nhiều trong 2 năm qua?".
TS Nghĩa nhấn mạnh, một thực tế đang diễn ra là người có đất thì ‘hét’ giá trên trời, người mua ái ngại, cuối cùng cung - cầu khó gặp nhau. Việc giá bất động sản tăng quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân mang đến nguy cơ trong tương lai, chỉ cần một cú sốc là thị trường sẽ gánh hệ lụy lớn.
Bộ Xây dựng đánh giá, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản hiện đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh.
Cụ thể, cơ cấu sản phẩm bất động sản còn bất hợp lý. Chẳng hạn, phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa, trong khi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình lại ngày càng vắng bóng, và thậm chí biến mất trên thị trường nhà ở.
Đồng thời, trong năm 2021, cả nước có 172 dự án hoàn thành với quy mô 24.027 căn, bằng khoảng 42% số lượng so với năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành còn hạn chế với khoảng 12.000 căn hộ, tương đương cùng kỳ năm 2021, cho thấy chưa có sự cải thiện về nguồn cung cấp nhà ở thương mại.
Về nguồn cung nhà ở xã hội, đến nay, tổng số dự án đã hoàn thành là 279 dự án nhà, quy mô xây dựng khoảng 148.000 căn, với diện tích hơn 7,4 triệu m2; tiếp tục triển khai dự án 355, với quy mô xây dựng khoảng 377.000, diện tích khoảng 18,84 triệu m2.
Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, cả nước mới chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp hơn khu vực thị trường và nhân viên khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 6.000 căn hộ, với giao diện tích khoảng 300.000 m2 sàn xây dựng.
Nhà riêng dự án ở xã hội dành cho nhân viên khu công nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 1 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 400 căn hộ, với diện tích 21.500 m2.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù các địa phương đã khởi động tới 11 dự án với tổng số khoảng 25.675 căn, tích hợp sẵn khoảng 1.282.850 m2. Nhưng, các kết quả phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu hiện hữu.