Kỹ năng sống

12 thói quen của người giàu: Nếu bạn đã đi trên con đường sai lầm, dù có cố chạy nhanh thì cũng vô ích

1. Tiết kiệm và đầu tư song hành hiệu quả

Không tiết kiệm, tuyệt đối không thể là một nhà tài phiệt, tiết kiệm không phải là mỹ đức mà là một mánh khóe, nỗ lực kiếm tiền không phải để tiêu sài hoang phí, mà là để đầu tư.

Tiết kiệm là thủ, đầu tư là công, thời gian chính là tiền vàng, tiết kiệm và đầu tư đều phải cố gắng làm cho sớm, thay vì ngồi đó than nghèo, chi bằng nỗ lực làm giàu.

2. Nợ cũng là một loại tư sản

Thế giới này có hai loại người, một loại khiến tiền linh hoạt "vận động", một loại đuổi tiền đi trong vô hình. Người giàu, chính là kiểu người thứ nhất.

Quan điểm: Muốn mua nhà, hãy vay tiền, người trong đầu chỉ nghĩ tới trả nợ sẽ không thể trở thành người giàu, nhưng biết cách lợi dụng nguồn nợ một cách khôn ngoan để thu được lợi ích, nhất định sẽ thu lại được nhiều hơn.

3. Dù trời có sập cũng phải giữ lại vốn

Nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư, tuyệt đối không được đụng tới tiền vốn, làm mất tiền vốn, nguyên tắc đầu tư thứ hai, nhất định phải kiên trì nguyên tắc 1.

Quan điểm: Giữ được vốn chính là đang kiếm tiền, mất vốn là mất tất cả.

12 thói quen của người giàu: Nếu bạn đã đi trên con đường sai lầm, dù có cố chạy nhanh thì cũng vô ích - Ảnh 1.

4. Bí quyết đầu tư lãi kép

Lãi kép lãi suất kép tức là lãi chồng lên lãi, hay gọi kiểu Việt Nam là "lãi mẹ đẻ lãi con", đầu tư lãi kép là "bước đệm" đi tới thế giới của người giàu.

Quan điểm: thời gian là vàng bạc, khôn ngoan sử dụng đầu tư lãi kép, bỏ tiền ra mua "thời gian", áp dụng quy tắc "72" để làm giàu. Công thức 72 sẽ giúp chúng ta xác định 1 cách nhanh chóng xem chừng nào số vốn đầu tư của chúng ta sẽ được nhân đôi, tức là sinh lời 100%. Ví dụ như gửi tiết kiệm với mức lãi suất là 8%/ năm, lấy 72 chia cho 8 sẽ được 9. Số 9 chính là số năm bạn phải đợi chờ để tăng vốn đầu tư ban đầu lên gấp đôi.

5. Dựa vào "thường thức" đầu tư chứng khoán

Tìm kiếm sự bất biến trong dòng đời vạn biến, chính là "thường thức"(tri thức phổ thông, cơ bản nhất) giúp bạn kiếm được một số tiền lớn.

Quan điểm: "sức mạnh thường thức" là mấu chốt đầu tư thành công, đầu cơ chứng khoán và đầu cơ bất động sản có cùng một đặc điểm là kết hợp một cách hữu cơ giữa đầu tư phi tập trung và đầu tư tập trung, cổ phiếu nổi bật nên được giữ trong một thời gian dài.

6. Ác hơn đối thủ của mình

Thủ tướng Đức Bismarck, người theo đuổi chính sách cứng rắn, đã từng nói câu nói nổi tiếng: Một người đàn ông muốn trở nên mạnh mẽ, anh ta phải có hai tính cách phân cực, làm điều thiện với người tốt và làm điều ác với kẻ xấu, bạn phải ác hơn đối thủ hay những kẻ độc ác khác. Đây là triết lý sống của tôi."

Ngoài thực lực, bạn còn cần một con át chủ bài, quân át chủ bài này chính là mật khẩu giúp bạn mở cánh cửa thành công.

12 thói quen của người giàu: Nếu bạn đã đi trên con đường sai lầm, dù có cố chạy nhanh thì cũng vô ích - Ảnh 2.

7. Không phải kẻ thích hợp sinh tồn mà là kẻ mạnh sinh tồn

Những người có quyền lực là những kẻ thống trị thế giới này. Vào thời điểm thích hợp, họ sẽ chiến thắng bằng cách "bùng nổ" và tự mình chống lại lý thuyết của kẻ mạnh.

8. Mưu cầu thành công

Có được kiến thức từ những nơi trông thấy được và có được trí tuệ từ những nơi không nhìn thấy, những tài năng như vậy mới có đủ tư cách để trở nên giàu có.

Quan điểm: Không ngừng theo đuổi sự giàu có, không ngừng học hỏi đầu tư vào quản lý tài chính, trong sách tự dưng sẽ có ngôi nhà vàng của riêng mình.

9. Xem sách là bạn

Tất cả các tỷ phú thời đại mới đều là những kẻ mọt sách. Đừng bao giờ lấy cớ rằng mình không có thời gian đọc sách.

12 thói quen của người giàu: Nếu bạn đã đi trên con đường sai lầm, dù có cố chạy nhanh thì cũng vô ích - Ảnh 3.

10. Dùng tâm "kinh doanh" hôn nhân

Muốn trở thành người giàu, nhất định phải kết hôn với người mà mình yêu, một cuộc hôn nhân hạnh phúc là cơ sở nền tảng của thành công.

11. Tích lũy các mối quan hệ xã hội

Bất kể là ai, nếu chỉ dựa vào sức lực của bản thân, nhất định sẽ không thể trở thành người giàu.

Quan điểm: sức mạnh của quan hệ xã hội là điều không thể phủ nhận, nhưng các mối quan hệ xã hội cũng cần bạn phải dùng tâm để "kinh doanh".

12. Hành động lời nói noi gương người giàu

Trong trường hợp cần thiết, đừng tiếc tiêu tiền, nhưng dù có vậy, cũng phải tiêu dùng sao cho hợp lý.

Quan điểm: đừng vì hư vinh mà vì cần thiết, lúc cần tiêu tiền, tuyệt đối không được bủn xỉn, theo đuổi tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm và keo kiệt là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm