Lúc bạn biết tiết kiệm tiền, bạn sẽ nhận ra trong cuộc sống này, không phải khoản nào bạn cũng nhất thiết phải chi. Tôi hy vọng những mẹo tiết kiệm từng khoản tiền nhỏ này sẽ hữu ích với bạn.
1. Bạn phải có quyết tâm tiết kiệm tiền, từ đó hình thành niềm tin vào việc tiết kiệm. Hãy sắp xếp công việc hàng ngày và thời gian nghỉ ngơi thật gọn gàng, mục đích là gì? Chính là giảm thời gian rảnh rỗi - những cơ hội để tiêu tiền vô cớ.
2. Dù bạn sống ở đâu, điều đầu tiên là phải tìm hiểu môi trường địa lý xung quanh và giá cả của các cửa hàng, để khi đi mua sắm sẽ tránh được chỗ nào bán đắt, biết cửa hàng nào bán rẻ và hợp túi tiền hơn.
Ảnh minh hoạ: Pinterest
3. Nhiều thực phẩm "cận hạn" vẫn đáng mua, nghĩa là ngày hết hạn sắp đến nhưng đối với nhiều sản phẩm thì điều này không ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng. Ví dụ như phô mai, sữa tươi, sữa chua hoặc một số thực phẩm đông lạnh như tôm, cá... Thậm chí, rất nhiều thực phẩm nhập khẩu sắp hết hạn sử dụng chỉ bằng một nửa hay ⅓ giá gốc, khi sử dụng không gặp vấn đề gì.
4. Nếu có đam mê mua sắm online thì đừng quên thu thập các loại mã giảm giá cho sản phẩm cũng như giao hàng. Đặc biệt là nên dành 1, 2 ngày/ tháng, đúng dịp các nền tảng sale lớn mừng ngày đôi như 1/1, 2/2… để mua sắm. Lúc này, không chỉ có thể mua được thứ bạn cần với giá được giảm kha khá so với giá gốc, sau khi áp mã giảm giá, số tiền bạn tiết kiệm được lại có thể tăng thêm một chút thì ngại gì mà không mua chứ.
5. Nếu bạn không hài lòng với những món đồ đã mua trên mạng vì chúng khác xa hàng minh hoạ hay tư vấn của người bán, bạn nên dứt khoát trả lại chúng, vì những món đồ khiến bạn không hài lòng chắc chắn sẽ chẳng bao giờ đụng đến.
6. Mỹ phẩm, quần áo chiếm phần lớn trong chi tiêu của các cô gái hiện đại. Xu hướng thời trang lại được cập nhật nhanh chóng và thường xuyên. Với con gái, đôi khi mặc gì cũng là cảm tính, là kiểu tìm mua theo tâm lý thấy nhiều người mặc thì mình cũng không thể không có. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải mua quần áo và phụ kiện hàng hiệu, hãy đi mua sắm trong cửa hàng có giá ổn áp, bạn sẽ tìm thấy những bộ quần áo đẹp và rẻ, có thể mặc nhiều dịp hơn.
Ảnh minh hoạ: Pinterest
7. Chỉ nên mua thêm sau khi dùng hết, hãy tuân thủ "nguyên tắc chai rỗng". Ví dụ như mỹ phẩm hoặc son môi, chỉ cần 2 thỏi son là đủ, không cần mua nhiều làm gì bởi chúng đều có hạn sử dụng.
8. Hãy thử đi chợ đồ cũ. Trong nhà chúng tôi có một chiếc đồng hồ quả lắc, một chiếc máy ảnh mẫu cũ, một chiếc sofa bằng da thoải mái, một vài bức tranh treo tường, đồ nhỏ trang trí nhà cửa… Thực tế, tôi đã mua nó trên chợ đồ cũ. Tổng giá trị của tất cả những thứ này đều chỉ bằng 1/5, thậm chí là 1/10 so với những món đồ mới, nhưng xét về ngoại hình hay chất lượng thì vẫn được 7 - 8 điểm. Vậy nên, khi có ý định mua một thứ gì đó, đừng quên nghía qua các chợ đồ cũ nhé.
9. Khi bạn đi mua sắm, hãy cố gắng ăn no trước để không bị cám dỗ bởi những món ăn ngoài đường. Đồ ăn bán dọc đường tuy không quá đắt tiền nhưng nếu ăn no trước rồi nhìn thấy gì cũng ngán. Lúc đấy thì mặc cho người khác mời chào như thế nào, đảm bảo trong lòng cũng không có một gợn sóng, nhờ vậy cũng tiết kiệm được một khối tiền ăn vặt.
Ảnh minh hoạ: Pinterest
10. Để học cách quản lý tài chính, trước tiên bạn phải ước tính sơ bộ về các khoản chi tiêu hàng tháng, đồng thời, bạn nên ghi lại mức tiêu dùng của mình vào một cuốn sổ nhỏ mỗi ngày để biết mình đang tiêu nhiều tiền vào đâu, tránh việc chi đi chi lại cho một khoản nào đó vô ích. Ưu điểm của việc này là bạn có thể hiểu được cách tiêu dùng và quản lý tiền của mình một cách thông minh.
11. Học cách chi tiền cho các giá trị gia tăng, chẳng hạn như mua sách, các khoá học kỹ năng,... Những điều này có lợi cho việc hoàn thiện bản thân, và sau này bạn có thể nhận ra những kiến thức này sẽ thành một loại của cải.