Phong cách sống

Bí quyết giúp cô gái trẻ được tăng lương liên tục dù nhảy việc tới 6 lần trong 10 năm

Mandi Woodruff-Santos là chuyên viên tư vấn về tiền bạc và sự nghiệp, đồng thời là người đồng dẫn chương trình podcast Brown Ambition.

Cô bắt đầu làm công việc toàn thời gian vào năm 2010 khi 22 tuổi. Chỉ trong vòng 10 năm, Mandi đã nhảy việc 6 lần. Hiện tại mức lương trung bình của cô tăng gần 194.000 USD (tăng khoảng 39% mỗi lần tìm cơ hội mới).

Từ 2010, cô nhận 31.200 USD/năm. Đến năm 2020, Mandi đã nhận được mức lương lên đến 225.000USD/năm. Đó chỉ là mức lương cơ bản, chưa tính đến khoản tiền thưởng thương lượng được khi ký hợp đồng, rơi vào khoảng 160.000 USD/năm. Ở tuổi 34, cô gái trẻ đang trên đà đạt được giá trị tài sản ròng 1 triệu USD.

Dưới đây là những lời khuyên trong công việc cũng như trong quá trình đàm phán lương được đúc kết từ chính kinh nghiệm của Mandi Woodruff-Santos.

Bí quyết giúp cô gái trẻ được tăng lương liên tục dù nhảy việc tới 6 lần trong 10 năm - Ảnh 1.

Mandi Woodruff-Santos. Ảnh: Shane Samuels Photography

1. Đừng bỏ việc chỉ vì một khoản tiền lớn hơn

Mặc dù tốc độ nhảy việc nhanh hơn so với bình thường đã giúp Mandi nâng cao thu nhập, nhưng cô khuyên rằng nếu công việc mới không thực sự giúp sự nghiệp tiến xa hơn thì bạn không nên rời bỏ công việc hiện tại. Một khoản tiền lương lớn cùng với cương vị mới là điều rất tuyệt vời, nhưng bạn cũng nên xem xét, hiểu rõ điều kiện và tình trạng hiện tại của bản thân.

Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm những cơ hội phù hợp với bản thân, giúp mình nâng cao kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm. Một trong những yếu tố hàng đầu mà cô gái trẻ này cân nhắc đó là có nhiều cơ hội học hỏi hơn.

2. Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra mức lương

Ngay từ đầu trong quá trình thương lượng, nhà tuyển dụng có thể hỏi mức lương mà bạn mong muốn. Việc này một phần nhằm xem xét liệu ngân sách của họ có thể đáp ứng được mức lương mà bạn đưa ra hay không. Nhưng nếu bạn đưa ra một con số trước khi nắm rõ công việc của vị trí tuyển dụng, bạn có thể sẽ phải "bán rẻ" sức lao động của mình.

Khi được một nhà tuyển dụng hỏi về mức lương kỳ vọng, Mandi đã trả lời rằng: "Tôi muốn biết thêm về vai trò của tôi và kỳ vọng của công ty đối với vị trí này trước khi thảo luận về mức lương. Chúng ta có thể quay lại chủ đề này sau khi tôi có cơ hội được nói chuyện với đội ngũ công ty và xác định xem mình có phù hợp với vị trí này hay không?"

Ngoài ra, cô còn gợi ý một cách trả lời khác, cụ thể: "Tôi không muốn tiết lộ mức lương của mình vào thời điểm này, vì tôi muốn thảo luận một cách cụ thể hơn về mức lương này dựa trên những kỹ năng, những điều tôi có thể đóng góp cho đội ngũ công ty và cho lợi ích của công ty. Anh/chị có thể cho tôi biết anh/chị đã dự liệu mức lương như thế nào cho vị trí này không?"

Bí quyết giúp cô gái trẻ được tăng lương liên tục dù nhảy việc tới 6 lần trong 10 năm - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Open View Venture Partners

3. Thương lượng khi mức lương không được như kỳ vọng

Việc thương lượng một mức lương cao hơn là việc không phải bạn trẻ nào cũng dám làm. Đó chính là lý do tại sao bạn nên thực hành kỹ năng này từ sớm và làm điều này một cách thường xuyên, đặc biệt là khi bạn được đề nghị một mức lương thấp.

Ví dụ: Thương lượng với chủ nhà giảm tiền thuê nhà trước khi gia hạn hợp đồng. Nếu nhà hàng phục vụ sai món, hãy yêu cầu người phục vụ trả lại hoặc bỏ món đó ra khỏi hóa đơn. Việc tập thương lượng từ những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bạn xây dựng được sự tự tin và loại bỏ xu hướng làm hài lòng mọi người.

Bạn cũng có thể thực hành ngay tại nơi làm việc. Vài tháng sau khi làm việc không lương trong kỳ thực tập đầu tiên, Mandi đã bất ngờ khi được yêu cầu đảm đương nhiều trách nhiệm hơn mong đợi. Cô nhận thấy rằng mình nên được trả tiền cho công việc vừa được giao thêm. Sau khi nói chuyện với sếp, mức lương của cô được tăng thêm 100 USD/tuần.

Tuy số tiền này không nhiều, nhưng đó là khoản tiền mà cô xứng đáng được biết. Thêm vào đó, thành công trong cuộc đàm phán đầu tiên giúp tôi có thêm tự tin và kinh nghiệm trong những lần đàm phán sau này.

4. Lời đề nghị đầu tiên không phải lúc nào cũng là lời đề nghị cuối cùng

Khi đã đi sâu vào vòng trong của quá trình tuyển dụng và nhận được lời đề nghị làm việc, rõ ràng bạn đang nằm trong danh sách ưu tiên của nhà tuyển dụng. Và đây chính là một lợi thế đàm phán của bạn. Không có một nhà tuyển dụng nào muốn dành thêm nhiều giờ đồng hồ để xem xét hồ sơ, phỏng vấn và rà soát lại những tài liệu đối chiếu.

Khi nhận được lời đề nghị làm việc đầu tiên, bạn hãy cảm ơn nhà tuyển dụng và nói rằng bạn sẽ liên hệ lại với họ trong vòng 24 giờ tới để bạn có thời gian xem xét. Sau đó, hãy lên kế hoạch liên lạc lại để thương lượng mức lương hoặc vị trí cao hơn.

Cuối cùng, hãy lịch sự kết thúc cuộc đàm phán bằng việc nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ rất vui khi họ dành thời gian để xem xét lời đề nghị của bạn.

Bí quyết giúp cô gái trẻ được tăng lương liên tục dù nhảy việc tới 6 lần trong 10 năm - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Start Up Donut

5. Đàm phán qua điện thoại thay vì email

Dù rất khó xử, nhưng Mandi tiết lộ cô vẫn thích làm việc qua điện thoại hơn. "Nếu bạn thẳng thắn, chuyên nghiệp và lịch sự, bạn sẽ giải quyết được những cuộc thương lượng khó nhằn này mà không ngại phải đấu tranh cho những điều bạn mong muốn", cô cho hay.

Chỉ với một cuộc điện thoại, cô gái trẻ đã có thể thương lượng được mức tiền thưởng cao gấp đôi so với công việc ở công ty cũ. Đây là cách cô bắt đầu cuộc trò chuyện: "Cảm ơn lời đề nghị làm việc của công ty anh/chị! Tôi rất vui khi được anh/chị trao cho cơ hội này. Nhưng rất tiếc, tôi thấy rằng mức lương này chưa thực sự tương xứng với những giá trị tôi có thể mang lại cho công ty. Dựa trên kỹ năng và trách nhiệm của tôi ở vị trí này, tôi cảm thấy mức lương "X" USD sẽ hợp lý hơn."

6. Đừng chỉ chú tâm vào mức lương cơ bản

Khi mới vào nghề, một nhà tuyển dụng đã tỏ ra ngần ngại khi thấy Mandi yêu cầu mức lương cao hơn. Tuy nhiên, họ đã miễn cưỡng trả lời rằng sẽ hỏi ý kiến cấp trên xem liệu có đáp ứng được yêu cầu của cô hay không.

Trong vòng một tuần, họ thông báo sẽ không thay đổi mức lương cơ bản nhưng sẽ tăng tiền thưởng khi ký hợp đồng để đáp ứng con số mà cô mong muốn.

Tổng thu nhập của bạn sẽ bao gồm nhiều khoản ngoài mức lương cơ bản. Bạn có thể thương lượng thêm các yếu tố khác, chẳng hạn như tiền thưởng khi ký hợp đồng, tiền thưởng hàng năm, các quyền lợi (ví dụ: bảo hiểm sức khỏe, kế hoạch nghỉ hưu, số ngày nghỉ phép, giờ làm việc linh hoạt) hoặc thậm chí là khoản thưởng bằng vốn chủ sở hữu.

7. Xin ý kiến từ những người cố vấn đáng tin cậy

Đừng bao giờ xem nhẹ vai trò của những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Họ sẽ là người khơi dậy cho bạn sự tự tin trước khi bước vào một cuộc đàm phán.

Mỗi khi nhận được một lời mời làm việc, Mandi sẽ tìm đến ít nhất hai vị cố vấn để xin lời khuyên. Cô hỏi họ về mức lương, những đặc quyền và lợi ích nào mà tôi nên yêu cầu nhà tuyển dụng và với mức lương này cùng khối lượng công việc trên có hợp lý hay không.

Các mối quan hệ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hãy tìm những người đáng tin cậy trong ngành, những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn và luôn giữ liên lạc với họ trong suốt quá trình phỏng vấn là mẹo để tôi có thể khảo sát đúng mặt bằng lương mỗi khi "nhảy việc".

Theo CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm