Sau khi lập kỷ lục vào năm 2021, các tỷ phú Trung Quốc đã giảm sút trong danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2022 của Forbes. Số lượng tỷ phú Trung Quốc lọt vào danh sách năm 2022 giảm xuống còn 539 người, thấp hơn con số 626 người một năm trước, do thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc. Tuy nhiên, ngay cả khi sụt giảm, quốc gia này vẫn chỉ đứng sau Mỹ về số lượng tỷ phú.
Do số lượng tỷ phú năm nay sụt giảm nên tổng giá trị tài sản ròng mà các tỷ phú Trung Quốc nắm giữ đã giảm xuống còn 1.960 tỷ USD trong năm nay, thấp hơn con số 2.500 tỷ USD trong danh sách năm 2021.
Có 149 tỷ phú từng xuất hiện trong năm 2021 nhưng rời khỏi danh sách năm 2022, trong khi đó có 60 người mới xuất hiện trong danh sách năm nay, tiêu biểu trong đó có Miranda Qu, một trong ba nữ tỷ phú tự thân của Trung Quốc.
Năm 2022, 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc nắm giữ khối tài sản ròng tổng giá trị 321,6 tỷ USD, giảm so với mức 447 tỷ USD trong năm 2021. Tổng giá trị khối tài sản ròng mà các tỷ phú Trung Quốc đang nắm giữ chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản ròng của danh sách tỷ phú toàn cầu năm nay, tổng cộng 2.668 người với tổng giá trị tài sản ròng 12.700 tỷ USD.
Người đứng đầu danh sách tỷ phú Trung Quốc năm nay tiếp tục là Zhong Shanshan. Đây là năm thứ hai mà người sáng lập Nongfu Spring đứng ở vị trí này. Theo Forbes, ông hiện sở hữu khối tài sản ròng có giá trị lên tới 65,7 tỷ USD, giảm 3,2 tỷ USD so với năm 2021. Hiện ông là người giàu thứ 17 thế giới.
Zhong Shanshan cũng là một trong số những tỷ phú Trung Quốc đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng “bốc hơi” hàng tỷ USD trong năm qua. Đáng chú ý trong danh sách này đa phần là các doanh nghiệp liên quan đến Internet.
Ví dụ, Ma Huateng (còn được gọi là Pony Ma), Giám đốc điều hành của Tencent, công ty truyền thông xã hội và game khổng lồ của Trung Quốc, là người giàu thứ ba nước này đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm từ 37,2 tỷ USD trong năm 2021 xuống còn 28,6 tỷ USD trong năm 2022.
Năng lượng xanh là một điểm sáng của Trung Quốc, một phần nhờ sự phổ biến của xe điện. Mặc dù giá cổ phiếu của Geely giảm mạnh, nhưng tài sản ròng của Li Shufu - doanh nhân giàu nhất Trung Quốc trong lĩnh vực ôt ô và là chủ tịch của Geely Automotive - đã tăng thêm 4 tỷ USD, ước tính đạt 23,7 tỷ USD.
Một phần nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do một phần do ông Li đã đạt được thỏa thuận vào tháng 9/2021 để đưa nhà sản xuất xe điện Polestar ra công chúng bằng cách sáp nhập nó với một công ty khác (SPAC) với mức định giá 20 tỷ USD.
Dưới đây là danh sách cụ thể 10 người giàu nhất Trung Quốc năm 2022, theo Forbes:
Zhong Shanshan
Giá trị tài sản ròng: 65,7 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Đồ uống, y dược
Zhong Shanshan điều hành nhà sản xuất nước uống đóng chai và trà Nongfu Spring. Ông đã giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc vào năm ngoái sau khi công ty IPO vào tháng 9/2020 tại Hong Kong. Ngoài ra, Zhong cũng điều hành công ty Beijing Wantai Biological Pharmacy, nhà sản xuất các kit test nhanh COVID-19.
Zhang Yiming
Giá trị tài sản ròng: 50 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Truyền thông internet
Zhang Yiming là nhà sáng lập kỳ lân lớn nhất thế giới ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok. Ông đã từ chức chủ tịch ByteDance vào tháng 11/2021 sau khi từ chức giám đốc điều hành vào tháng 5/2021
Ma Huteng
Giá trị tài sản ròng: 37,2 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Truyền thông internet
Ma Huteng là CEO gã khổng lồ Tencent. Giá cổ phiếu công ty được giao dịch tại Hong Kong đã giảm gần một nửa trong năm qua trong bối cảnh chính phủ thắt chặt quy định với các công ty công nghệ và internet.
He Xiangjian
Giá trị tài sản ròng: 28,3 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Thiết bị gia dụng
Tỷ phú ngành thiết bị gia dụng He Xiangjian là nhà đồng sáng lập Midea Group có trụ sở tại Thâm Quyến. Gia đình ông cũng kiểm soát Midea Real Estate, công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng nhu cầu vượt quá nguồn cung của thị trường bất động sản Trung Quốc trong năm qua.
William Lei Ding
Giá trị tài sản ròng: 25,2 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Game online
Ding là CEO Netease, một trong những doanh nghiệp trò chơi trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Công ty đã huy động được 422 triệu USD trong đợt IPO tại Hong Kong của ứng dụng âm nhạc Cloud Village vào tháng 12 năm ngoái.
Wang Wei
Giá trị tài sản ròng: 24,3 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Giao hàng
Wang Wei là nhà sáng lập công ty giao hàng trọn gói S.F. Holdings, được mệnh danh là “Fedex của Trung Quốc”. Giá trị tài sản ròng của ông đã giảm 37% trong năm qua do lợi nhuận thấp của công ty và sự cạnh tranh gay gắt.
Qin Yinglin
Giá trị tài sản ròng: 24,1 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi
Qin Yinglin là nhà điều hành Muyuan Food, một trong nhà chăn nuôi lợn lớn nhất Trung Quốc. Ông bắt đầu hành trình kinh doanh với vợ bằng 22 con lợn vào năm 1992.
Li Shufu
Giá trị tài sản ròng: 23,7 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Ô tô
Li Shufu là doanh nhân giàu nhất Trung Quốc trong ngành ô tô, điều hành công ty Zhejiang Geely Holding, công ty nắm giữ cổ phần trực tiếp và gián tiếp trong các nhà sản xuất ô tô gồm Volvo và nhà sản xuất xe điện Polestar
Jack Ma
Giá trị tài sản ròng: 22,8 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại điện tử
Từng là người giàu nhất Trung Quốc, nhưng nhà sáng lập gã khổng lồ Alibaba dường như đã im hơi lặng tiếng sau khi chính phủ nước này có những thay đổi với các công ty internet. Ngoài ra, giá cổ phiếu Alibaba giảm hơn 60% trong năm qua cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị khối tài sản ròng của Jack Ma.
Huang Shilin
Giá trị tài sản ròng: 20,3 tỷ USD
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất pin
Huang Shilin là một trong hai phó chủ tịch của Contemporary Amperex Technology, một trong những nhà cung cấp pin lớn nhất thế giới cho các nhà lắp ráp xe điện.