Xã hội

Yuanta Việt Nam: Lạm phát vẫn chịu áp lực tăng từ giá xăng dầu

Theo báo cáo mới nhất, Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định áp lực lạm phát từ giá xăng dầu vẫn đang cao do căng thẳng Nga-Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt và nhu cầu dầu có thể tăng cao khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, điểm tích cực là Chính phủ vẫn đang thảo luận giảm các loại thuế phí lên giá xăng dầu,  Yuanta Việt Nam đánh giá dư địa để giảm thuế phí trong giá xăng dầu của Việt Nam là vẫn còn và kỳ vọng sẽ giúp hạ nhiệt phần nào mức tăng giá này. 

Khối phân tích cho rằng áp lực lạm phát vẫn cao trong thời gian tới nhưng khả năng cao vẫn trong mục tiêu dưới 4% do tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước phát triển nên sẽ chịu áp lực ít hơn các nước này.

Báo cáo còn đề cập đến FDI đăng ký mới chậm lại trong tháng 5, trong khi đó vốn FDI giải ngân trong tháng 5 vẫn tăng tích cực 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 19.3% so với tháng trước, cho thấy các dự án hiện tại vẫn đang tiến triển tích cực. Các chuyên gia vẫn đánh giá cao triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới, việc vốn đăng ký chậm lại gần đây có thể do các lo ngại về vĩ mô chung và mang tính chất thời điểm hơn là thay đổi xu hướng dài hạn.  

Xuất khẩu khả quan, nhưng nhập siêu trong tháng 5. "Tình hình xuất nhập khẩu tháng 5 tiếp tục tăng trưởng bất chấp chi phí vận tải tăng cao, tuy nhiên, mức tăng trưởng có chậm lại so với tháng 4. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh về giá trị trong tháng 5/2022 so với cùng kỳ năm ngoái như: dầu thô (tăng 97%), xăng dầu (tăng 46%), hóa chất (tăng 47%), thủy sản (tăng 40%), giấy (32%), cao su (26%), sắt thép (24%), dây điện – cáp điện (23%), dệt may (29%).  

Lĩnh vực sản xuất tiếp tục phục hồi mạnh, vấn đề thiếu lao động đã cải thiện đáng kể, số đơn hàng và sản lượng đã tăng mạnh trở lại. Chỉ số niềm tin kinh doanh đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm. Ngoài ra, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại từ đầu tháng 6 khi số ca COVID giảm dần, công ty kỳ vọng lượng đơn hàng xuất khẩu cũng như tình hình sản xuất sẽ tiếp tục cải thiện tốt hơn trong các tháng tới. 

Trong tháng 5, ngành bán lẻ tiếp tục hồi phục mạnh so với cùng kỳ cho thấy tín hiệu khả quan trong tổng cầu của nền kinh tế. Yuanta Việt Nam nhận thấy nhu cầu tiêu dùng trong tháng 5 tiếp tục hồi phục tốt ở tất cả các ngành hàng. Đặc biệt ngành du lịch tiếp tục hồi phục mạnh sau khoảng thời gian dài người dân bị kìm nén nhu cầu do COVID, mức tăng trưởng 324% so với cùng kỳ trong tháng 5 là mức hồi phục mạnh nhất từ lúc xuất hiện COVID đến nay. Việt Nam tiếp tục mở cửa cho du khách quốc tế nên kỳ vọng ngành du lịch sẽ hồi phục tích cực trong 2022. Nhóm dịch vụ lưu trú - ăn uống tiếp tục tăng trưởng mạnh 69,3% trong tháng 5 nhờ ngành du lịch tích cực.  

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (7/6): POW tăng kịch trần, VN-Index rút chân xanh nhẹ sau phiên ATC

Diễn biến thị trường hôm nay trái ngược hoàn toàn so với phiên trước đó. Thị trường giao dịch trong vùng giá đỏ cả ngày và chỉ kéo đúng 20 phút cuối phiên. VN-Index có pha rút chân xanh nhẹ cuối phiên, nhìn chung thì lực cầu hấp thụ đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực hồi phục của thị trường.

Từ thợ hàn không học cao, không có gia đình chống lưng tới "vua lẩu", gây dựng cơ đồ tỉ đô: “Quan trọng nhất là không ngừng cải thiện bản thân”

Năm 2020, tạp chí "Forbes Châu Á" đã công bố danh sách 50 người giàu nhất Singapore. Trương Dũng, người dẫn đầu ngành dịch vụ ăn uống, lọt vào danh sách với khối tài sản 19 tỷ USD. Ít ai biết rằng xuất phát điểm của vị tỷ phú này lại là một người thợ hàn bình thường