Dinh dưỡng

Xương cá đâm vào lưỡi gây nhiễm trùng

Tóm tắt:
  • Ông Thuận 55 tuổi bị hóc xương cá, phát hiện nhiễm trùng sau 5 ngày.
  • Xương cá đâm vào lưỡi gây tụ dịch, kích thước ổ dịch 10x6 mm.
  • Bác sĩ đã tiểu phẫu lấy xương cá và dẫn lưu ổ dịch cho ông.
  • Nếu không can thiệp sớm, tình trạng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
  • Người bệnh cần đi khám sớm nếu có triệu chứng đau, sưng, hoặc cộm ở miệng.

Ngày 26/4, ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết kết quả siêu âm phần mềm vùng lưỡi phải bệnh nhân cho thấy ổ tụ dịch trong mô mềm, kích thước 10x6 mm.

Bác sĩ tiểu phẫu lấy dị vật kết hợp dẫn lưu ổ tụ dịch cho ông Thuận, lấy ra một mảnh xương cá sắc nhọn kích thước khoảng gần 10 mm. Sau thủ thuật, ông được kê thêm thuốc uống, giảm sưng đau sau ba ngày.

Bác sĩ Nguyên nội soi họng ông Thuận. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Nguyên nội soi họng ông Thuận. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Nguyên, xương cá đâm vào lưỡi không phổ biến như hóc ở họng hay thực quản. Lưỡi là cơ quan nhiều cơ, giàu mạch máu và dây thần kinh, khi dị vật như xương cá cắm vào, nếu không lấy ra sớm có thể gây viêm mô mềm, tụ dịch. Tụ dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng mô mềm hoặc áp xe. Lúc này, người bệnh cần được rạch dẫn lưu, dùng kháng sinh tích cực. Nếu trì hoãn điều trị, tình trạng có thể gây viêm lan tỏa, nhiễm trùng huyết.

Bác sĩ khuyến cáo người lớn tuổi, răng yếu, phản xạ kém hoặc vội vàng ăn uống dễ gặp tình huống này. Khi nghi ngờ có dị vật mắc vùng miệng - họng - lưỡi sau khi ăn uống, đau, cộm, sưng vùng lưỡi hay miệng, người bệnh không nên chủ quan. Nếu sau 1-2 giờ triệu chứng không giảm hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau, người bệnh cần hạn chế cử động vùng lưỡi hoặc họng, đi khám càng sớm càng tốt. Không nên đợi quá 24 giờ vì lúc này dị vật có thể gây viêm, tụ dịch hoặc thậm chí nhiễm trùng. Không tự dùng tay, nhíp hay các dụng cụ để lấy xương cá tại nhà vì có thể làm dị vật cắm sâu hơn hoặc gây tổn thương lan rộng.

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Ông Trump "quay xe" sau cảnh báo khủng hoảng kinh tế từ chính sách thuế quan và đòi sa thải Chủ tịch Fed

Sau nhiều ngày làm rung chuyển thị trường tài chính với những tuyên bố gay gắt về thuế quan và ý định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi lập trường. Sự "quay đầu" của ông mang lại tín hiệu tích cực cho phố Wall, nhưng dấy lên lo ngại về sự bền vững trong chính sách kinh tế của Nhà Trắng.

Bí mật về kho tàng dấu chân khủng long ở đảo Skye, nơi vua Scotland đã trốn thoát

Những dấu chân hóa thạch trên đảo Skye ở Scotland đã tiết lộ rằng nhiều loài khủng long đã từng sinh sống trên hòn đảo này thời tiền sử. Nghiên cứu mới đã mô tả 131 dấu chân do khủng long tạo ra khi chúng đi qua các đầm phá trong thời đại Bathonian (168,3 triệu đến 166,1 triệu năm trước) của kỷ Jura giữa.