Thời sự

Xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc chịu tác động ra sao dưới áp lực lạm phát và tỷ giá?

Trong báo cáo mới công bố,  Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết xuất khẩu bắt đầu chậm lại từ tháng 3, khi lạm phát bắt đầu gia tăng, mặc dù vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. xuất khẩu tháng 8 tăng mạnh chủ yếu do Trung Quốc mở cửa trở lại. 

Trong khi đó, nhập khẩu cũng chứng kiến tốc độ chậm lại, nhất là từ tháng 7 đến nay.

 

 

 

Điểm qua các thị trường chính, tại Mỹ, sức mua tăng trưởng chậm lại rõ từ tháng 7 và giảm thấp hơn cùng kỳ gần đây. Một số ngành hàng giảm mạnh gần đây phải kể đến sắt thép, gạo, chè, hải sản, xơ sợi dệt. Mặt hàng tích cực: máy ảnh, cao su, giấy, thức ăn chăn nuôi. 

Tại Trung Quốc, xuất khẩu chậm lại từ tháng 4 khi nước này tái giãn cách do COVID-19. Nhu cầu tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 8 sau khi mở cửa, tuy nhiên, vẫn thấp hơn cùng kỳ. Một số ngành hàng tăng mạnh gần đây như điện tử, dầu thô, máy móc, sắt thép, cao su.  

 

 

Trong khi đó ở EU, tốc độ xuất khẩu cũng chậm lại (nếu so với cùng kỳ 2021), tuy nhiên, so theo tháng vẫn khả quan. Một số ngành hàng giảm mạnh gần đây gồm sắt thép, gỗ, hóa chất, dây cáp. Mặt hàng tích cực là chè, linh kiện điện tử, vải, rau củ.

Tại thị trường ASEAN, sức mua chậm từ tháng 6 và giảm mạnh gần đây. Một số ngành hàng giảm mạnh gần đây như than đá, vi tính, sắt thép, phân bón. Mặt hàng tích cực là hóa chất, xi măng, khoáng sản, điện thoại, giày dép.

 

Hai thị trường duy trì tốt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn tăng trưởng tích cực.  Mặt hàng tích cực gồm xăng dầu, thủy tinh, dệt may, hóa chất, điện tự, cao su, hải sản. Một số ngành hàng giảm mạnh gần đây là phân bón, sắn, sắt thép. 

Tại Nhật Bản, xuất khẩu duy trì đi ngang, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Mặt hàng tích cực là  quặng khoán sản, tre, hạt tiêu, sắt thép, phân bón, dệt may, thức ăn chăn nuôi, gỗ. Một số ngành hàng giảm mạnh gần đây như thủy tinh, than đá, cao su.

 

Yuanta Việt Nam cho biết lạm phát ở các thị trường xuất khẩu khiến sức mua suy giảm. Ngoài ra, CPI các nước này hầu hết cao hơn Việt Nam nên sẽ gây áp lực khiến đồng tiền các nước này hầu như giảm sức mua so với VND, từ đó giảm tính cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam xuất khẩu.

VND thuộc Top các đồng tiền giữ giá ổn định. So với VND, hầu như chỉ có USD tăng giá so với VND. Tuy nhiên, với mức lạm phát cao 8,3%, sức mua ở thị trường Mỹ vẫn giảm.  

 

Khối phân tích cũng đề cập đến nhiều áp lực lên sự mất giá VND so với USD như nguồn ngoại tệ thu từ xuất nhập khẩu 9 tháng 2022 khá yếu so với các năm 2018-2020.  Vốn FDI đăng ký suy giảm giảm làm giảm triển vọng nguồn thu ngoại tệ, mặc dù vốn giải ngân vẫn tích cực. 

Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ công quốc tế trong 9 tháng 2022 cao hơn cả năm 2021 làm tăng áp lực nhu cầu USD.

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn duy trì quan điểm ổn định tỷ giá. Từ đầu năm đến nay, ước tính NHNN đã bán hơn 21 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung ngoại tệ. Điều này giúp ổn định tỷ giá – vĩ mô nhưng tạo áp lực lên việc xuất khẩu.

Theo Yuanta Việt Nam, quan điểm NHNN vẫn là tiếp tục giữ ổn định vĩ mô, tránh xảy ra các cú sốc vĩ mô. Theo đó, nếu USD tiếp tục tăng giá, tỷ giá USD/VND vẫn có khả năng tăng nhưng NHNN sẽ thực hiện các biện pháp để tốc độ tăng là không quá mạnh.

Kịch bản USD/VND vượt 24,000 là có khả năng tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng sẽ không vượt quá 24,300 trong 2023.  Theo đó, các đồng tiền các nước xuất khẩu khác dự kiến tiếp tục mất giá mạnh so với VND vẫn sẽ gây áp lực cạnh tranh về giá lên hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm