Xiaomi 12 Lite được bán ra thị trường Việt Nam trong tháng 9 với giá 9,99 triệu đồng. Sản phẩm nằm chung phân khúc với các model như Oppo Reno 8Z 5G, Samsung Galaxy A53 hay Realme 9 Pro+.
Máy chuyển sang thiết kế vuông vắn với các cạnh cũng như mặt lưng và màn hình phẳng. Mặt lưng kính dạng mờ chống bám vân tay và hiệu ứng chuyển màu đẹp mắt, tuy nhiên phần khung vẫn làm bằng nhựa, giúp máy mỏng nhẹ nhưng khả năng chống va đập chưa tốt.
Máy chuyển sang thiết kế vuông vắn với các cạnh cũng như mặt lưng và màn hình phẳng. Mặt lưng kính dạng mờ chống bám vân tay và hiệu ứng chuyển màu đẹp mắt, tuy nhiên phần khung vẫn làm bằng nhựa, giúp máy mỏng nhẹ nhưng khả năng chống va đập chưa tốt.
Máy vẫn được trang bị màn hình 6,55 inch sử dụng tấm nền AMOLED với độ phân giải FullHD+, nhưng được nâng tần số làm tươi lên 120 Hz - cao nhất phân khúc. Camera được đưa vào giữa màn hình, phần viền cũng được làm mỏng đều cả bốn cạnh nhìn hài hoà và đẹp mắt hơn.
Máy vẫn được trang bị màn hình 6,55 inch sử dụng tấm nền AMOLED với độ phân giải FullHD+, nhưng được nâng tần số làm tươi lên 120 Hz - cao nhất phân khúc. Camera được đưa vào giữa màn hình, phần viền cũng được làm mỏng đều cả bốn cạnh nhìn hài hoà và đẹp mắt hơn.
Camera trước được nâng lên độ phân giải 32 megapixel so với mức 20 megapixel trên thế hệ trước. 12 Lite vẫn trang bị ba camera sau, trong đó camera chính 108 megapixel, cao gấp đôi so với hai đối thủ từ Oppo và Samsung, một ống góc siêu rộng 8 megapixel và macro 5 megapixel.
Xiaomi cải tiến nhiều cho camera với nhiều chế độ chụp và bộ lọc màu nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Chế độ chụp chân dung có thêm khả năng tuỳ chỉnh khẩu độ tăng giảm độ xoá phông. So với thế hệ trước, chất lượng ảnh chụp bằng camera chính tốt hơn hẳn về độ sắc nét và chi tiết. Chế độ chụp đêm cho hình ảnh sáng hơn, ít nhiễu và bệt màu nhưng thời gian xử lý lâu, người dùng nên sử dụng chân đế. Do chỉ trang bị chống rung điện tử, khả năng quay video chuyển động của máy không tốt bằng Galaxy A53 có chống rung quang học.
Xiaomi cải tiến nhiều cho camera với nhiều chế độ chụp và bộ lọc màu nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Chế độ chụp chân dung có thêm khả năng tuỳ chỉnh khẩu độ tăng giảm độ xoá phông. So với thế hệ trước, chất lượng ảnh chụp bằng camera chính tốt hơn hẳn về độ sắc nét và chi tiết. Chế độ chụp đêm cho hình ảnh sáng hơn, ít nhiễu và bệt màu nhưng thời gian xử lý lâu, người dùng nên sử dụng chân đế. Do chỉ trang bị chống rung điện tử, khả năng quay video chuyển động của máy không tốt bằng Galaxy A53 có chống rung quang học.
Xiaomi chuyển cảm biến vân tay xuống dưới màn hình thay vì bố trí ở nút nguồn như bản 11 Lite. Tốc độ nhận diện của cảm biến này nhanh và chính xác nhưng không bằng trên cảm biến dạng vật lý, đặc biệt là khi tay bị ướt.
Xiaomi chuyển cảm biến vân tay xuống dưới màn hình thay vì bố trí ở nút nguồn như bản 11 Lite. Tốc độ nhận diện của cảm biến này nhanh và chính xác nhưng không bằng trên cảm biến dạng vật lý, đặc biệt là khi tay bị ướt.
Về phần cứng, máy trang bị chip Snapdragon 778G 5G, RAM 8 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Chip xử lý của máy tốt hơn Reno8 Z hay Galaxy A53 và ngang bằng các model đắt tiền hơn là Galaxy A73 hay Vivo V23. Tuy nhiên, bộ nhớ trong của các đối thủ đã được nâng lên 256 GB.
Xiaomi 12 Lite có pin 4.300 mAh, thấp so với mức chung 4.500 mAh hiện nay, nhưng có sạc nhanh 67 W thuộc hàng cao nhất phân khúc. Thời gian sạc đầy 50% pin chỉ mất 13 phút.
Xiaomi 12 Lite có pin 4.300 mAh, thấp so với mức chung 4.500 mAh hiện nay, nhưng có sạc nhanh 67 W thuộc hàng cao nhất phân khúc. Thời gian sạc đầy 50% pin chỉ mất 13 phút.
Máy chạy Android 12 với giao diện MIUI 13 mới nhất. Model này được trang bị loa kép stereo cùng với cảm biến hồng ngoại cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi như TV, máy lạnh. Đây cũng là trang bị hiếm trong tầm giá 10 triệu đồng.
Máy chạy Android 12 với giao diện MIUI 13 mới nhất. Model này được trang bị loa kép stereo cùng với cảm biến hồng ngoại cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi như TV, máy lạnh. Đây cũng là trang bị hiếm trong tầm giá 10 triệu đồng.