Doanh nghiệp

WiGroup: 34% doanh nghiệp trên sàn có lợi nhuận quý III tăng trưởng so với cùng kỳ, dự báo quý IV tiếp tục khó khăn

WiGroup vừa có báo cáo thống kê kết quả kinh doanh sơ bộ của toàn thị trường quý III/2022 với lợi nhuận sau thuế công ty mẹ toàn thị trường đạt 102.362 tỷ, tăng trưởng 18,2% so với cùng kỳ.

 (Nguồn: Wigroup). 

Tình hình kinh doanh của thị trường đã bắt đầu xấu đi từ quý II

Đây không phải là con số quá ấn tượng nếu nhìn sang mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với quý trước đó, lợi nhuận toàn thị trường giảm 4,9% và là quý thứ hai liên tiếp có mức lợi nhuận thấp hơn quý trước đó.

Theo thống kê của WiGroup, các doanh nghiệp trên sàn HOSE vẫn là nhóm đóng góp kết quả kinh doanh chính cho toàn thị trường, chiếm khoảng gần 84,4% lợi nhuận quý III. Nhóm UPCoM chiếm khoảng 13,3% và còn lại là lợi nhuận từ các doanh nghiệp trên HNX.

Các doanh nghiệp vốn hóa lớn chỉ chiếm 42/945 số doanh nghiệp trên sàn nhưng chiếm đến 77% vốn hóa toàn thị trường. Hai quý gần đây, nhóm bluechip tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong hai quý gần đây. Tính riêng quý III, nhóm vốn hóa lớn tăng trưởng 29%.

Đối với nhóm vốn hóa trung bình (Midcap), đây là quý thứ hai liên tiếp nhóm này có mức tăng trưởng âm, điều này cho thấy môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên khó khăn và bắt đầu lan rộng từ nhóm vốn hóa nhỏ sang đến nhóm vốn hóa vừa, báo cáo của Wigroup nêu.

Theo phân tích phân bổ tăng trưởng lợi nhuận ba quý đầu năm cho thấy tình hình kinh doanh của thị trường đã bắt đầu xấu đi từ quý II. Trong khi quý I có đến 53,7% số doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng dương, đến quý II và quý III chỉ có 32,5% và 34,4% số doanh nghiệp trên ba sàn đạt mức lợi nhuận cao hơn cùng kỳ. 

Xét theo các nhóm ngành, báo cáo chỉ ra nhiều nhóm ngành ghi nhận mức suy giảm lợi nhuận sâu như bảo hiểm (giảm 40,5%), chứng khoán (giảm 70,8%), nguyên vật liệu (giảm gần 95%), vận tải (giảm 189,3%).

Chiều ngược lại, nhiều nhóm ngành vẫn ghi nhận mức tăng trưởng quý III như ngân hàng (tăng 54,2%), bất động sản (tăng 43,5%), dược phẩm (tăng 32,6%), dịch vụ tiện ích (tăng 21,9%), bán lẻ (tăng 15%).

Nhóm ngân hàng chỉ chiếm 29% vốn hóa cuối quý III nhưng nhóm ngành này đang chiếm đến gần phân nửa lợi nhuận của thị trường, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng toàn thị trường quý III. (Nguồn: Wigroup). 

Theo nhận định của nhóm chuyên gia, môi trường kinh doanh của nhóm sản xuất đang cho thấy rõ khó khăn. Số liệu thống kê chỉ ra riêng nhóm tài chính đã tạo đỉnh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính từ quý II/2021. 

Tính trong quý III, biên lãi gộp của nhóm sản xuất chỉ còn 14,3%, giảm so với mức 15,9% của quý II. Mức biên lãi này còn thấp hơn cả giai đoạn COVID bùng phát vào quý I/2020.

Dự báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tiếp tục khó khăn trong quý IV

Nhóm phân tích ước tính lợi nhuận trước thuế của nhóm phi tài chính trong quý IV/2022 đạt khoảng 49.051 tỷ, giảm 23,2% so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh chính tiếp tục khó khăn và lợi nhuận từ hoạt động tài chính sụt giảm. 

Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của nhóm phi tài chính quý IV/2022 ước tính khoảng 3.024 tỷ, thấp hơn so với mức 7.761 tỷ cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ việc gia tăng lỗ chêch lệch tỷ giá, chi phí lãi vay gia tăng dưới áp lực tăng lãi suất và dự phòng giảm giá đầu tư tăng khi thị trường chứng khoán không thuận lợi. 

Theo phân tích, phần lớn lợi nhuận tài chính quý IV của các công ty sẽ đến từ hoạt động thanh lý khoản đầu tư vì hoạt động này có tính mùa vụ vào quý này. Ngược lại chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất của các doanh nghiệp là chi phí lãi vay. Lãi suất tăng từ quý III nhưng lãi vay phải trả sẽ có độ trễ và tác động lên quý cuối năm.

 Lãi từ thanh lý đầu tư sẽ chiếm phần lớn lợi nhuận tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính quý IV/2022. (Nguồn: Wigroup).

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

"Tin giả nhưng hậu quả rất thật"

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tác động của tin giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khủng khiếp, nó có thể làm cho một doanh nghiệp sụp đổ. Tin giả nhưng hậu quả rất thật.

USD lao dốc, các tiền tệ rủi ro cao lên ngôi

USD quay đầu giảm trong phiên thứ Ba (15/11) trong khi cả euro, yen Nhật và bảng Anh cùng tăng giá sau khi dữ liệu kinh tế của Mỹ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, làm gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn, trong khi giảm nhu cầu đối với đồng bạc xanh với vai trò là nơi trú ẩn an toàn.