Nhắc đến John Davison Rockefeller Sr., người ta thường nghĩ ngay đến sự giàu có tột bậc. Sở hữu khối tài chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia vào năm 1916, ông được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại. Bên cạnh đó, Vua dầu mỏ này còn nổi tiếng là một người cha tuyệt vời khi dành hết tâm huyết cả đời gửi gắm vào 38 lá thư gửi con trai với mong muốn con mình nên người và thành tài để tiếp nối sự thịnh vượng của gia tộc.
Trong những bức thư gửi con, từng câu chuyện của mình được ông gợi nhớ lại, từ đó rút ra những bài học xương máu để con trai học tập và ghi nhớ. Nói đến sự giàu có của bản thân, tỷ phú này nhiều lần nhắc nhở con trai về việc phải “nuôi” lòng tham trong mình. Bởi đây chính là gốc rễ cho tư duy làm giàu của mỗi con người:
"Vận mệnh của mỗi chúng ta phải do chính chúng ta tạo ra và những gì con thực sự khao khát thì phải bằng mọi cách có được. Khoảng cách giữa thành công và thất bại là xem ai có lòng tham mạnh mẽ, ai có thể phô diễn hết sức mạnh của mình, nỗ lực hết mình, vượt lên chính mình.
Mỗi bước đi của cha đều có sức mạnh của lòng tham. Lòng tham không chỉ cho phép một người phát huy hết khả năng của mình mà còn buộc người đó phải cống hiến mọi thứ, loại bỏ mọi chướng ngại vật và tiến về phía trước với tốc độ tối đa."
Rockefeller nói rằng "Thích tiền không sai, càng muốn kiếm tiền thì càng có nhiều tiền. Để giàu có, bạn phải có tham vọng làm giàu”. Thế nhưng, tỷ phú này cũng chỉ ra rằng điều đó là chưa đủ vì còn cần kết hợp và dung hòa nhiều yếu tố khác nữa.
Ở một lá thư khác, vị tỷ phú này cũng khuyên nhủ con trai mình rằng không thể kiếm nhiều tiền chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ, nếu muốn vạn sự thành công và đạt được sự giàu có tột cùng thì cần phải ghi nhớ một điều quan trọng nữa. Mà điều này, chỉ có những người khôn ngoan, có tầm nhìn xa mới có thể làm được. Trong thư, ông viết:
"John thân mến,
Cuối cùng thì bố và ông Morgan (John Pierpont Morgan - người khuynh đảo ngành công nghiệp sắt thép và tài chính) đã hợp tác với nhau. Đây là cú bắt tay vĩ đại nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ. Cha tin rằng, các thế hệ sau sẽ luôn ghi nhớ khoảnh khắc trọng đại này. Giống như tờ Wall Street Journal đã ví von: "Siêu chiến hạm" được chế tạo bởi ông trùm dầu mỏ và nhà tài phiệt phố Wall đã ra khơi. Nó sẽ không thể chìm và cũng không thể bị ngăn cản".
John, con có biết cái này được gọi là gì không? Đó là sức mạnh của sự hợp tác!
Trong mắt những kẻ kiêu ngạo, "hợp tác" có thể là biểu hiện của sự yếu kém, cần trợ giúp. Nhưng với ta, hợp tác luôn là một lựa chọn thông minh, miễn là tốt cho mình. Và giờ, cha muốn cho con biết một sự thật: Nếu không phải Chúa đã tạo nên sự nghiệp vĩ đại của bố ngày hôm nay, thì chắc chắn nó đến từ 3 yếu tố quyền lực:
- Thứ nhất là việc tuân thủ các quy tắc có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh bền vững.
- Thứ hai, đến từ sự cạnh tranh khắc nghiệt.
- Và thứ ba, đến từ sự hợp tác, giúp bố thu được lợi nhuận, lợi ích.
Lý do bố có thể vượt các đối thủ cạnh tranh là bởi: Bố rất giỏi đi tắt đón đầu, bằng việc hợp tác với người khác. Tại mỗi điểm dừng trong hành trình tạo ra sự giàu có của bố, con có thể thấy những dấu hiệu hợp tác.Từ ngày đầu đặt chân vào xã hội, bố đã biết rằng bất cứ lúc nào, ở đâu, miễn là có cạnh tranh thì không ai có thể chiến đấu một mình. Trừ khi muốn tự sát, còn không thì người thông minh sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác với người khác, kể cả đối thủ cạnh tranh. Dùng chiêu bài của người khác để khiến bản thân tồn tại hoặc trở nên mạnh mẽ hơn."
Theo lời của Vua dầu mỏ, một người muốn giàu có thì phải đặt cục diện lên đầu để "cân đo đong đếm". Có những lúc mình sẽ phải đối mặt với những điều mình không thích, ví dụ như hợp tác với "đối thủ". Thế nhưng nếu điều đó có lợi thì vẫn nên giạt sĩ diện để làm, đó mới là hành động của kẻ khôn ngoan, thông minh. Muốn giàu có và thành công thì phải biết gạt cái bé để làm những cái lớn, đó mới là tư duy của người đi đầu, cũng là yếu tố giúp John Davison Rockefeller Sr. đạt được thành công của mình.
Người xưa thường quan niệm rằng không ai giàu có ba đời, nhưng sự giàu có của gia đình Rockefeller đã truyền qua sáu đời và vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Sau khi đọc qua những bức thư mà tỷ phú này gửi cho con trai mình, ai cũng ngầm hiểu ra rằng sự thịnh vượng ấy có liên quan rất lớn đến nền giáo dục của gia đình họ.
(Theo Suhu)