Chứng khoán

VN-Index tiếp tục giảm hơn 8 điểm, về sát mốc 1.200

Tóm tắt:
  • VN-Index giảm 8,08 điểm, kết thúc phiên sáng ở mức 1.202,22 điểm với thanh khoản yếu.
  • HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận giảm điểm, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
  • Thị trường nghiêng về phe bán với 534 mã giảm và 273 mã tăng, trong đó nhóm ngân hàng hứng chịu nhiều áp lực.
  • Cổ phiếu ngân hàng như BID và VCB giảm điểm, trong khi một số mã như SSB và LPB tăng nhẹ.
  • Thị trường Mỹ cũng giảm mạnh khi Nvidia báo cáo thua lỗ, gây áp lực lên các chỉ số chính.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 8,08 điểm (0,67%) xuống 1.202,22 điểm, HNX-Index giảm 1,27 điểm (0,61%) về 208,14 điểm, UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (0,23%) còn 90,18 điểm.

Tiếp đà điều chỉnh của hai phiên trước, VN-Index mở cửa phiên sáng nay với nhịp giảm hơn 9 điểm, chỉ số có xu hướng kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.200. Lực cầu trong phiên có thời điểm đẩy VN-Index lên vùng giá xanh, nhưng áp lực bán nhanh chóng chi phối trong suốt thời gian còn lại của phiên sáng.

VN-Index dừng phiên sáng vẫn thành công giữ được mốc 1.200 điểm. Mặc dù vậy, với thanh khoản có phần suy yếu cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước phiên đáo hạn phái sinh và những biến động lớn hơn có thể xuất hiện vào phiên chiều. 

Độ rộng thị trường nghiêng về phe bán với 534 mã giảm, 273 mã tăng và 168 mã đi ngang. Trên HOSE, sắc đỏ lấn át bảng điện tử với 312 mã giảm, so với126 mã xanh tăng, dù đa phần không giảm quá sâu.

Nhóm VN30 giao dịch phân hóa với 19 mã giảm so với 10 mã tăng. Trong đó, VIC, SSB, LPB là các trụ cột chính của thị trường, trong khi BID, VCB, HPG, VHM, VPB... gây áp lực lên chỉ số. FPT sau phiên giảm sàn có sự hồi phục nhẹ trong phiên sáng nay, hiện nhỉnh trên tham chiếu.

 Kết quả giao dịch khớp lệnh phiên sáng 17/4 của VN30. (Nguồn: SSI).

Là nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, cổ phiếu ngân hàng duy trì xu hướng điều chỉnh với số mã đỏ chiếm ưu thế. Bên chiều giảm điểm có NVB (-3,8%), BID (-2,5%), VPB (-2,4%), EIB (-1,4%), SHB (-1,3%), VCB (-1,2%), NAB (-1,2%), CTG (-1,2%)... Ở phía đối diện, SSB, SGB và PDG tăng hơn 3%, PGB (+2,2%), LPB (+1,7%)...

Dòng thép tiếp tục phân hóa. TLH, VGS tăng nhẹ trên tham chiếu, HSG và HPG lần lượt mất 3% và 2,4% thị giá; NKG  giảm -2,1%, SMC giảm -1,2%...

Ở nhóm bất động sản khu công nghiệp, nỗ lực hồi phục được chứng kiến ở SZC (+2,2%), KBC (+1,2%), GVR (+1,1%), LHG (+0,8%)... trong khi SIP, VGC, PHR, BCM, NTC, IDC, D2D... vẫn chìm trong sắc đỏ.

Toàn thị trường ghi nhận gần 398 triệu cổ phiếu được mua - bán trong phiên sáng nay, tương đương giá trị hơn 8.600 tỷ đồng. Trên HOSE, thanh khoản duy trì ở mức thấp với hơn 8.000 tỷ đồng.

Tại thị trường Mỹ, các chỉ số chính bị bán tháo trở lại khi Nvidia công bố chịu thiệt hại 5,5 tỷ USD do xuất khẩu chip sang Trung Quốc. Đồng thời, thị trường cũng chịu áp lực từ lời cảnh báo về thuế quan của Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Cụ thể, trong phiên17/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 700 điểm, tương đương 1,73% và đóng cửa với 39.669 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,24%, chốt phiên ở mức 5.276 điểm khi cổ phiếu công nghệ thông tin bị bán tháo.

Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,07%, kết thúc với 16.307 điểm. Hiện, Nasdaq Composite đã giảm 19% so với đỉnh lịch sử, tiến gần đến thị trường giá xuống (bear market).

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.