Đóng cửa, VN-Index giảm 22,67 điểm (1,86%) về 1.193,01 điểm, HNX-Index giảm 2,63 điểm (1,15%) còn 226,2 điểm, UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (0,55%) xuống 88,15 điểm.
Sàn HOSE có 348 mã giảm giá, trong khi chỉ có 137 mã tăng giá và 57 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, sàn HNX có 98 mã giảm giá, áp đảo với 73 mã tăng giá. Trong khi đó, độ rộng trên thị trường UPCoM tương đối cân bằng với 129 mã xanh/128 mã đỏ.
Tại nhóm VN30, 26 cổ phiếu trong rổ đóng cửa trong sắc đỏ, trong khi chỉ có 4 mã tăng giá là MSN (+1,1%), POW (+0,5%), VNM (+0,3%), SSB (+0,2%). Bên chiều giảm giá, GVR ghi nhận tỷ lệ mất giá là 5,6%, cùng với BID (-4,4%), CTG (-4%), SHB (-3,5%), TPB (-3,4%), MBB (-3,3%), VPB (-3,2%), VIC (-3%), …
Chuyển động dòng tiền có phần nhanh hơn trong phiên chiều nhờ giao dịch đáo hạn phái sinh cuối phiên. Dù vậy, tổng giá trị giao dịch duy trì ở mức thấp với tổng giá trị đạt hơn 21.430 tỷ đồng, tương ứng khối lượng gần 995,2 triệu đơn vị. Cổ phiếu ngân hàng đánh mất vai trò dẫn dắt với loạt mã giảm sâu, điển hình như BID (-4,4%), CTG (-4%), SHB (-3,5%), TPB (-3,4%), MBB (-3,3%) ,…
Diễn biến theo từng nhóm ngành, cổ phiếu chứng khoán giao dịch tiêu cực trong phiên chiều, gia tăng áp lực giảm lên chỉ số. Đóng cửa phiên hôm nay, nhiều cổ phiếu chứng khoán mất giá trên 3% như APG, SHS, VND, MBS, AGR, CSI, HCM, VIX, ORS, MBS, VCI, CTS, BSI, BVS, FTS thậm chí giảm sàn về 53.100 đồng/cp.
Nhóm dầu khí giao dịch tích cực trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch nhưng gặp áp lực bán gia tăng về cuối phiên chiều khiến đa phần các cổ phiếu lùi về dưới ngưỡng tham chiếu, điển hình như GAS (-1,2%0, BSR (-1,6%), PVT (-1,6%0, PLX (-1,8%), PVS (-3,3%), PVD (-4,7%), PVC (-6,6%). Một số mã trong nhóm này vẫn đóng cửa trong sắc xanh như PVO (+3,6%), PVB (+1,3%), PSH thậm chí tăng hết biên độ lên 4.690 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,05 điểm (0,33%) về 1.211,63 điểm, HNX-Index giảm 0,4 điểm (0,17%) xuống 228,43 điểm, UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (0,15%) về 88,5 điểm.
Chuyển động nhóm vốn hóa lớn ảm đạm hơn về cuối phiên khiến VN30-Index không còn giữ được vai trò dẫn dắt, thay vào đó trở thành gánh nặng chính của thị trường.
Ở rổ VN30, MSN tăng mạnh nhất với tỷ lệ 1,7% lên 67.200 đồng/cp, VNM cũng tăng 1,1%. Cùng chiều, POW, BVH, SSB, VCB, VPB, STB, VRE xanh nhẹ dưới 1%. Trong khi đó, VIC mất 2,4% thị giá, đây cũng là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất của thị trường khi lấy đi hơn 1 điểm của VN-Index. Ngoài ra, CTG, HDB, GVR, MBB, VJC, SAB cũng là các lực cản chính đẩy chỉ số về vùng giá đỏ.
Độ rộng thị trường phân hóa khi ghi nhận 405 mã tăng, 369 mã giảm và 216 mã tham chiếu. Trên HOSE, sắc đỏ chiếm ưu thế với 227 mã giảm/191 mã tăng, trong khi đó trên sàn HNX và thị trường UPCoM, độ rộng đang nghiêng về phe mua.
Dòng tiền đứng ngoài thị trường khiến thanh khoản suy yếu. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 324 triệu đơn vị, tương đương 6.606 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh giảm 60% so với phiên trước về 5.392 tỷ đồng.
Nhìn chung, sau phiên tăng mạnh, VN-Index xanh nhẹ theo quán tính khi mở cửa, song dần hạ nhiệt khi chỉ số tiệm cận ngưỡng cản 1.235 điểm. Cuối phiên sáng lực bán chiếm ưu thế khiến VN-Index giảm gần 5 điểm. Một số nhóm ngành nỗ lực ngược dòng thị trường có thể kể đến như sản xuất thực phẩm, điện, vận tải, bảo hiểm.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, khu vực 1.230 -1.240 là mốc kháng cự tâm lý mạnh và rung lắc có thể xảy ra. VN-Index phiên sáng nay đã quay lại test cung nhưng chưa thể vượt qua kháng cự.
Tính đến 10h50, VN-Index giảm 3,81 điểm (0,31%) về 1.211.87 điểm, VN30-Index giảm 5,57 điểm (0,45%) còn 1.227,13 điểm.
Thị trường giao dịch tiêu cực hơn về giữa phiên sáng với sự đảo chiều của nhóm vốn hóa lớn. Diễn biến phân hóa khiến cho rổ VN30 không tránh khỏi hiện tượng tăng giảm đan xen.
Tính đến 9h20, VN-Index tăng 3,93 điểm (0,32%) lên 1.219,61 điểm, HNX-Index tăng 0,93 điểm (0,41%) đạt 229,76 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,28%) đạt 88,88 điểm.
Thị trường sáng nay phản ứng khá tích cực với pha rút chân cuối phiên trước bằng sắc xanh lan tỏa khi mở cửa ở tất cả các chỉ số chính. Phe mua áp đảo trên bảng điện với số mã tăng gấp 3 lần số mã giảm.
Tại nhóm vốn hóa lớn, sắc xanh vẫn chiếm chủ đạo với 16 mã tăng/12 mã giảm, tuy nhiên xu hướng chính vẫn là phân hóa. VRE tăng mạnh nhất rổ với tỷ lệ 2% lên 22.650 đồng/cp, trong khi đó cùng thuộc cổ phiếu "họ Vin", VIC và VHM đang là các lực cản chính của thị trường với tỷ lệ mất giá lần lượt là 2% và 0,5%.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhân tố đóng góp chính cho đà tăng của VN-Index với mức đóng góp hơn 2 điểm. VAB tăng mạnh nhất nhóm với tỷ lệ 4,6%, theo sau là PGB (+3,3%), BVB (+2,8%), NVB (+2,1%), EVF (+1,9%), BAB (+1,6%),OCB (+1,5%), EIB (+0,9%), BID (+0,8%), LPB (+0,8%), MSB (+0,7%), SSB (+0,7%), SHB (+0,7%),
Tại thị trường quốc tế, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tiếp tục đi xuống khi Chủ tịch Jerome Powell cảnh báo Fed vẫn sẽ duy trì chính sách hiện tại trong bối cảnh lạm phát chưa có nhiều chuyển biến. Trong khi đó, Dow Jones phục hồi nhờ kết quả kinh doanh tích cực của UnitedHealth.
Cụ thể, theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 16/4, chỉ số S&P 500 mất 0,21% và đóng cửa với 5.051 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,12% xuống 15.865 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 64 điểm, tương đương 0,17% lên 37.799 điểm nhờ cổ phiếu của UnitedHealth. Chỉ số blue-chip gồm 30 cổ phiếu thành viên này đã chấm dứt chuỗi giảm kéo dài 6 ngày.