Chứng khoán

VN-Index chưa thể vượt mốc cản 1.200 điểm, khối ngoại mạnh tay mua ròng gần 400 tỷ đồng

Sau một phiên hồi phục, VN-Index tiếp tục giằng co mạnh mẽ trước mốc cản 1.200 điểm. Dù được sự "hậu thuẫn" từ nhóm cổ phiếu lớn, song dòng tiền thận trọng cùng hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng" khiến VN-Index vẫn quay đầu trước ngưỡng cản 1.200 điểm.

Nhóm Bluechips phiên hôm nay nâng đỡ thị trường khi hàng loạt mã bứt phá mạnh. Nổi bật nhất là MWG và MSN khi đồng loạt bứt phá 4,7% và 2,4%, đồng thời mỗi mã đóng góp xấp xỉ 1 điểm cho chỉ số. Sắc xanh đến từ ‘ông lớn’ GAS cũng giúp thị trường chung tăng thêm 0,7 điểm, Bên cạnh đó, sự khởi sắc của nhiều đại diện ngân hàng cũng góp phần nâng đỡ thị trường chung.

VN-Index chưa thể vượt mốc cản 1.200 điểm, khối ngoại mạnh tay mua ròng gần 400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Xét chung về các nhóm ngành, xu hướng tiêu cực vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Sau phiên bứt phá, hàng loạt nhóm ngành đã gặp áp lực chốt lời mạnh như nhóm chứng khoán, dầu khí, bất động sản, phân bón,... Ngược lại, sự khởi sắc tại nhóm ngân hàng, thép là lực đỡ lớn cho thị trường chung.

Tâm điểm hút tiền trong phiên hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu ngân hàng khi sắc xanh lan tỏa toàn bộ nhóm ngành. Hàng loạt mã có mức tăng tốt trên 2% như LPB, ABB, KLB,... Bên cạnh đó, đà tăng của nhiều cổ phiếu lớn như SAB, CTG, TCB, ACB cũng giúp thị trường tránh khỏi những cú giảm sâu.

Diễn biến ngược chiều tại nhóm cổ phiếu chứng khoán khi gặp áp lực chốt lời khá mạnh sau khi những thông tin tiêu cực về kết quả kinh doanh công bố. Theo đó, hàng loạt công ty chứng khoán ghi nhận tăng trưởng âm, thậm chí thua lỗ trước nhiều biến động tiêu cực của thị trường trong quý 2 vừa qua.

Sắc đỏ bao trùm gần hết nhóm cổ phiếu chứng khoán với loạt mã giảm sâu trên 3% như VFS, APG, ORS, VDS. Sắc đỏ cũng hiện hữu tại nhiều mã lớn như như HCM, VCI, VND,...

Sự phân hóa vẫn diễn ra tại nhóm thép, song 3 cổ phiếu lớn là HPG, HSG, NKG vẫn duy trì mức tăng tốt trên 1%. Đặc biệt là HPG khi bứt phá 1,6% lên 22.700 điểm, đóng góp 0,5 điểm cho VN-Index.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,3 điểm (0,36%) lên 1.198 điểm. HNX-Index giảm nhẹ 0,77 điểm xuống 288 điểm và UPCoM-Index tăng 0,19 điểm lên 89 điểm. Thanh khoản trên HOSE giảm 14% so với phiên hôm trước, giá trị khớp lệnh đạt 12.119 tỷ đồng trong phiên.

Sau chuỗi bán ròng liên tiếp, giao dịch khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục là điểm sáng khi họ mạnh tay mua ròng hơn 392 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ mua ròng 387 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng hơn 1 tỷ đồng trên HNX và mua ròng hơn 4 tỷ đồng trên UPCoM.

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng mạnh 387 tỷ đồng. Theo đó, SSI dẫn đầu về giá trị mua ròng với 64 tỷ đồng. Kế đó, khối ngoại tập trung mua LPB và GAS với giá trị lần lượt là 52 tỷ đồng và 41 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn nước ngoài cũng tìm đến MWG, DPM, DGC với giá trị mua ròng lần lượt là 40 tỷ đồng, 36 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, giao dịch bán vào chủ yếu tập trung ở VNM với hơn 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại bán ròng FUEVFVND (-17 tỷ đồng), E1VFVN30 (-16 tỷ đồng),...

Diễn biến cùng chiều, tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, tập trung rót tiền vào một số mã như IDC (3,3 tỷ đồng), PVI (1 tỷ đồng), L14 (0,5 tỷ đồng).

Tại UPCoM, khối ngoại phiên hôm nay mua ròng 4,16 tỷ đồng, tập trung mua ròng BSR (3,7 tỷ đồng), MCH (1,3 tỷ đồng), CSI ( 0,9 tỷ đồng).

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Việt Nam đã xuất hiện biến thể phụ BA.2.12.1 của Omicron

Tuần qua, trong số hơn 30 mẫu được làm giải trình tự gen do Viện Pasteur TP.HCM thực hiện thì biến thể phụ BA.2 chiếm khoảng 30%, còn lại là BA.4, BA.5, đồng thời phát hiện thêm cả biến thể phụ BA.2.12.1. Biến thể BA.2.12.1 cũng có khả năng lẩn tránh miễn dịch nhưng ít hơn BA.4, BA.5.