Xã hội

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn, ngày 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội lên phương án cấm xe máy chạy xăng (nhiên liệu hóa thạch) trong Vành đai 1 kể từ năm 2026.

Trong Chỉ thị 20, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện theo lộ trình:

Đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1;

Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2;

Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Dưới đây là một số hình ảnh các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi thực hiện các biện pháp chuyển đổi phương tiện, cấm xe máy chạy xăng (nhiên liệu hóa thạch) do AI tạo ra.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 1.

Một số trạm sạc điện sẽ được bố trí ở những khu vực phù hợp và thuận tiện cho người dân sử dụng

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 2.

Việc chuyển đổi phương tiện, cấm xe máy chạy xăng (nhiên liệu hóa thạch) được kỳ vọng sẽ mang đến cho thủ đô môi trường trong lành hơn

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 3.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 4.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 5.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 6.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 7.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 8.

Viễn cảnh của Hà Nội khi xe máy chạy xăng biến mất khỏi Vành đai 1 vào năm 2026- Ảnh 9.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến vành đai, trong đó có 5 tuyến chính gồm 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến hỗ trợ (vành đai 2,5 và 3,5) với tổng chiều dài 285,46 km.

Trong đó, tuyến Vành đai 1 là trục chính đô thị kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội gồm phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Hoàng Cầu - Voi Phục với tổng chiều dài 7,2 km.

Cụ thể, Vành đai 1 sẽ bao gồm các tuyến đường, phố: Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái) - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Cầu Giấy - đường Bưởi - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư- Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân.

Phạm vi của tuyến đường sẽ chạy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

Hiện dự án Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục đang thi công, nếu hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

Các tin khác

GDP Trung Quốc tăng vượt kỳ vọng giữa "bão" thuế quan

Các công ty Trung Quốc nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia khác để tránh thuế quan của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã tăng cường đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Ông Trump dọa áp thuế 100% với hàng hóa Nga nếu ông Putin không ngừng chiến

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra một cảnh báo gây chấn động: nếu Nga không đạt được thỏa thuận ngừng chiến tại Ukraine trong vòng 50 ngày, Mỹ sẽ áp thuế phụ tới 100% đối với các nước mua hàng xuất khẩu từ Nga. Động thái này đánh dấu bước ngoặt trong lập trường của ông Trump về xung đột tại Ukraine và có thể gây chấn động lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hơn 14 triệu dân “siêu đô thị” Tp.HCM đón tin vui: Đường mới, cao tốc, metro... liên tục được đầu tư, thời kì bùng nổ hạ tầng chưa từng thấy

Sau sáp nhập, Tp.HCM mới trở thành thành phố đông dân nhất cả nước với hơn 14 triệu người, đây cũng là thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất nước. Người dân trông chờ ở các dự án vành đai, đường sắt đô thị, cao tốc liên vùng để rút ngắn thời gian di chuyển.

Nhiều công ty ngành nước lập kỷ lục

Cấp nước Long An và Nước Thủ Dầu Một ghi nhận lợi nhuận cao đột biến trong nửa đầu năm, trong khi Cấp nước Khánh Hòa cũng chứng kiến kỷ lục mới về doanh thu.