Chuyên gia Marketing chiến lược hàng đầu của Trung Quốc, Hoa Sam từng đưa ra ý kiến rằng: Học suy nghĩ của những người giàu không phải một tinh thần tốt, mà đó đơn giản là hành vi bắt chước.
Tuy nhiên, hàng ngày, rất nhiều người vẫn luôn không ngừng tìm hiểu về cách làm giàu, thậm chí cả tâm lý của người thành công. “Tư duy người giàu”, 4 từ này như một chìa khóa trong cuộc sống vì ai cũng muốn thành công, muốn bản thân trở nên giàu có.
Bất kể là đang ở độ tuổi nào, có chỗ đứng thế nào trong xã hội, chỉ cần có tinh thần muốn kiếm tiền, bạn sẽ nỗ lực hết mình để đạt được thành công nhanh nhất. Bất cứ ai cũng đều muốn mình là chủ nhân cuộc sống, đi trước thời đại và tạo ra những điều kỳ diệu. Việc kiếm tiền cũng tương tự như thế.
Cái gọi là tư duy của người giàu thực chất như một loại thuốc mê tinh thần, khiến bạn sinh ra ảo tưởng về sự thành công. Giàu có không phải chỉ dựa trên suy nghĩ, mà phải xuất phát từ hành động thực tế.
Cái chúng ta cần nghiên cứu là hành động của người giàu, không phải quan tâm đến tâm trí và tư duy của họ. Chúng ta chỉ có thể bắt chước được hành động thực tế vì không thể “sao chép” tư duy của ai. Tư duy, suy nghĩ của mỗi người là phần nội tại, là cái mà không ai nhìn thấy và chắc chắn không thể học hay bắt chước.
5 tư tưởng kinh điển trong lối tư duy của người nghèo
1. Người nghèo đổi thời gian lấy tiền bạc
Mỗi dịp năm mới, tôi đều phải lau dọn nhà cửa, vất vả nhất là lau cửa kính, nhà mà có nhiều cửa sổ thì mất đến 2 ngày mới xong việc. Mẹ của tôi không muốn chi tiền để thuê ai làm việc đó, vậy nên bà ấy tự tay làm nó.
Nhiều người phụ nữ sau khi sinh con thà rằng chấp nhận hy sinh công việc của mình để ở nhà chăm lo gia đình, còn hơn là thảnh thơi đi làm và thuê người giúp việc.
2. Người nghèo ngại chấp nhận rủi ro
Khi đầu tư, nếu như chỉ có 70% được lợi, 30% mất tiền thì người nghèo sẽ từ bỏ cơ hội đó. Họ không dám mạo hiểm cho dù tỷ lệ nghiêng về thành công.
3. Người nghèo thiển cận và thiếu kiên nhẫn
Nếu từng đọc “Bản chất của nghèo đói”, bạn sẽ thấy cuốn sách đề cập đến ý tưởng hỗ trợ tiền bạc cho người nghèo để cải thiện tình trạng của họ. Nhưng thật trớ trêu, khi có nhiều tiền hơn, người nghèo không dùng nó cho những việc cần thiết như tích trữ lương thực phòng trường hợp khẩn cấp, thay vào đó họ đi mua những món ăn sang trọng và giải trí bằng những thú vui tiêu khiển.
Bạn chắc chắn hiểu rằng xung quanh chúng ta, nhiều người sẵn sàng tiết kiệm cả tháng để mua một cái túi xa xỉ, hay đùa đòi theo những chiếc điện thoại đời mới. Họ thiếu kiên nhẫn, chỉ muốn tận hưởng. Thay vì tiết kiệm để đầu tư thì họ muốn trải nghiệm luôn và không muốn chờ đợi.
4. Người nghèo không có nhẫn nại khi làm việc, điều đầu tiên khi gặp khó khăn là “tìm cớ”
"Tôi đã làm việc vất vả cả ngày thì làm sao tôi có thời gian để học kiến thức mới, để tập thể dục?",...
Thật sự là không có thời gian sao? Thực tế là tôi chỉ lướt mạng xã hội hoặc "hóng hớt chuyện trời ơi đất hỡi” cả tiếng đồng hồ, nhưng lại không có thời gian để phát triển bản thân.
5. Người nghèo thích nói “Sớm biết… thì tốt rồi”
Khi giá nhà tăng cao, người nghèo nói "sớm biết giá cao như vậy thì mua nhà từ lâu rồi"; khi cơ hội kiếm tiền vụt mất, người nghèo nói "biết vậy thì đã chấp nhận công việc đó rồi";...
Không biết hành động để nắm bắt cơ hội, để rồi lại than oán bản thân ngu dốt.
Suy nghĩ của người giàu, có khác người nghèo chăng?
1. Người giàu đổi tiền lấy thời gian
Người giàu chấp nhận trả tiền cho những người khác để đổi lấy thời gian của mình? Tại sao họ lại chấp nhận điều đó?
Lý do cơ bản chính là giá trị thời gian của mỗi người. Người nghèo, thời gian có giá trị thấp, họ có thừa thời gian và tự mình làm việc. Những người giàu, thời gian còn quý hơn tiền bạc, họ sẵn sàng chi tiền để đổi lấy thời gian.
2. Người giàu chấp nhận rủi ro
Nếu như có cơ hội trước mắt, dù có khả năng mất tiền cao, người giàu dám thử nhưng người nghèo thì không. Đơn giản rằng, đã giàu thì mất tiền đó cũng chỉ đủ trả cho một bữa ăn của họ, nhưng với người không có tiền thì đó là lương của họ trong vài tháng.
3. Người giàu luôn có kế hoạch dài hạn cho tương lai
Những người có tiền sẽ không tiêu pha cho những cuộc vui, họ để ra 20% thu nhập dành cho việc tiết kiệm, 10% để đầu tư vào bản thân và 20% để đầu tư tài chính và tích lũy tài sản. Mọi toan tính đề phải nằm trong kế hoạch.
Tuy nhiên, người nghèo lại không hiểu được sức mạnh của “góp gió thành bão”. Mỗi ngày chỉ cần 1% cải thiện, nhưng kết quả về dài sẽ vô cùng to lớn.
Làm thế nào để thay đổi “tư duy người nghèo” thành “tư duy người giàu”?
Đầu tiên, hãy lên kế hoạch cho tiền bạc và thời gian. Sống có quy luật, mỗi giây mỗi phút đều phải tạo ra giá trị.
Thứ hai, học cách làm việc và nâng cao khả năng làm việc.
Thứ ba, hãy tìm hiểu thêm về tài chính vì đây là nền tảng cho việc tăng thu nhập trong tương lai.
Thứ tư, học thêm những phương pháp làm giàu của người đi trước.
Thứ năm, tập luyện thể dục chăm chỉ vì sức khỏe là tài sản to lớn nhất của con người.
Hãy tuân thủ và khắt khe với bản thân một chút, dần dần cuộc sống của bạn sẽ trở nên khác biệt. Cuối cùng, điều cần nhấn mạnh rằng: Suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, hành động mới quyết định tất cả.
(Nguồn: Zhihu )