Phong cách sống

Đừng ám ảnh về quy tắc 50/30/20, cố vấn tài chính nói: Tỷ lệ này có thể hữu ích nhưng "chìa khóa" lại là sự linh hoạt

Quy tắc tài chính vàng là chia tiền lương của theo tỷ lệ 50/30/20 thành ba nhóm chính: nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm. Tuân thủ chiến lược này có thể giúp bạn xây dựng được ngân sách tốt hơn và phân bổ tiền mặt một cách khôn ngoan. Nhưng vì tài chính của mỗi người là khác nhau nên bạn cần điều chỉnh các con số để phù hợp với nhu cầu của mình.

Jorge Padilla, một nhà lập kế hoạch tài chính nhận được chứng nhận và còn cố vấn khách hàng cấp cao tại Meira cho biết: "Tỷ lệ có thể là những quy tắc hữu ích và những tỷ lệ này cũng cần phải linh hoạt để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế".

Mặc dù quy tắc này có thể phù hợp với những người có thu nhập cao hoặc những người có nhiều tiền, nhưng tiết kiệm và đầu tư 20% có thể khó đối với những người hạn chế thu nhập vì dịch bệnh. Ông nói thêm: "Nhu cầu thiết yếu của họ có thể hơn 50%". Đây là cách quy tắc 50/30/20 có thể thay đổi để phù hợp hơn với cách chi tiêu của bạn.

Đừng ám ảnh về quy tắc 50/30/20, cố vấn tài chính nói: Tỷ lệ này có thể hữu ích nhưng chìa khóa lại là sự linh hoạt - Ảnh 1.

Jorge Padilla, một nhà lập kế hoạch tài chính nhận được chứng nhận và còn cố vấn khách hàng cấp cao tại Meira.

Một nửa thu nhập của bạn dành cho nhu cầu thiết yếu

Quy tắc:

Danh mục liên quan đến việc chi tiêu không quá một nửa thu nhập của bạn cho các chi phí thiết yếu và không thể cắt giảm được. Chẳng hạn như tiền thuê nhà, tiền chăm sóc sức khỏe, tiền mua thực phẩm và bất kỳ hóa đơn hàng tháng nào.

Mẹo:

Nếu chi phí cố định của bạn chiếm hơn 50% thu nhập, hãy cố gắng thương lượng giảm hóa đơn điện thoại và cáp hoặc cắt giảm tiền từ hai nhóm tiếp theo để tạo ra sự khác biệt. Đây có thể là thời điểm tốt để tự hỏi bản thân rằng liệu lối sống hiện tại có phải là cách phù hợp để có được một tài chính vững chắc trong tương lai hay không, Padilla nói.

20% thu nhập của bạn dành cho tiết kiệm, đầu tư

Quy tắc:

Phần tiền này của bạn được đưa vào khoản tiết kiệm như quỹ khẩn cấp, tài khoản nghỉ hưu ở nơi làm việc, cộng với các khoản đầu tư khác như cổ phiếu và trái phiếu.

Mẹo:

Một số chuyên gia khuyên bạn nên bỏ khoản tiền vào một quỹ khẩn cấp. Họ đề nghị nên tiết kiệm chi phí sinh hoạt ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Tiếp theo, lên kế hoạch tiết kiệm cho khoản tiền cần sử dụng khi nghỉ hưu nữa.

Padilla nói: "Hãy đầu tư ít nhất 10% thu nhập vào tiết kiệm và đầu tư. Đó là con số cần thiết và ít nhất mà bạn nên bỏ vào".

30% thu nhập của bạn theo các khoản chi mà bạn mong muốn

Quy tắc:

Sau khi chi trả cho những thứ cần thiết và tiết kiệm tiền cho tương lai, điều quan trọng là phải đối xử tốt với bản thân. Phần thu nhập cuối cùng này có thể được chi tiêu cho bất cứ thứ gì mà bản thân bạn cảm thấy mong muốn. Nó có thể là bữa ăn tối, cafe với bạn bè, chăm sóc bản thân bằng cách mua quần áo mới,...

Padilla giải thích rằng: "Chi tiêu một số tiền cho những niềm vui và trải nghiệm mang lại hạnh phúc cho bạn thì sẽ thật tuyệt vời. Cho dù con số đó là 30% hay ít hơn thì còn phụ thuộc vào mỗi người, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chi tiền cho bản thân sẽ mang lại những tác động hữu hình khá tốt tới suy nghĩ".

Mẹo:

Mặc dù 30% là mức tiền không cao nhưng bạn vẫn nên cẩn thận để không vượt quá giới hạn bằng cách lập kế hoạch trước.

Đừng ám ảnh về quy tắc 50/30/20, cố vấn tài chính nói: Tỷ lệ này có thể hữu ích nhưng chìa khóa lại là sự linh hoạt - Ảnh 2.

Điểm mấu chốt: Có kế hoạch kiếm tiền phù hợp

Tuy nhiên bạn có thể chia nhỏ các con số này và có một kế hoạch chi tiêu hữu ích. Padilla cho biết: "Một cặp vợ chồng có hai con sắp vào đại học có thể muốn ưu tiên tiết kiệm cho giáo dục và giảm bớt lối sống tùy hứng trong một thời gian. Vì vậy, số tiền trong khoản 30% của họ có thể thấp hơn tạm thời".

Chìa khóa chính là sự linh hoạt. Nếu bạn đang tìm cách tạo một khoản chi tiêu phù hợp thì đừng ngại thay đổi nó cho phù hợp với mục tiêu của mình.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm