Dinh dưỡng

Vì sao biến chứng bàn chân đái tháo đường không gây đau?

Tóm tắt:
  • Biến chứng bàn chân đái tháo đường do xơ vữa, giảm tưới máu, tổn thương thần kinh và biến dạng xương.
  • Người bệnh thường mất cảm giác chân, gây loét không đau và dễ nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng.
  • Mất cảm giác kèm theo giảm cảm giác rung, mất phản xạ gân gót và biến dạng ngón chân hình búa.
  • Da chân khô, nứt nẻ dễ nhiễm trùng, loét và hoại tử nhưng không gây đau do thiếu máu và biến dạng.
  • Kiểm tra chân thường xuyên và duy trì điều trị kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid giúp ngăn ngừa biến chứng.

Trả lời

Biến chứng bàn chân đái tháo đường xảy ra do nhiều nguyên nhân như xơ vữa làm hẹp mạch máu, giảm tưới máu, tổn thương thần kinh với những rối loạn dinh dưỡng, rối loạn dẫn truyền thần kinh, tổn thương biến dạng xương, viêm xương...

Người bị biến chứng bàn chân đái tháo đường thường mất cảm giác ở bàn chân, rối loạn cảm giác do bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Ban đầu, biến chứng này gây ra các vết loét đơn giản. Nếu không được điều trị đúng cách, vết loét dễ nhiễm trùng khiến người bệnh cảm thấy nóng, rát, sau đó chuyển sang tê, cảm giác châm chích do rối loạn chức năng các sợi thần kinh sợi nhỏ. Cuối cùng là mất cảm giác hoàn toàn.

Các bác sĩ chăm sóc một bệnh nhân có biến chứng bàn chân đái tháo đường. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Các bác sĩ chăm sóc một bệnh nhân có biến chứng bàn chân đái tháo đường. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Mất cảm giác thường đi kèm với giảm cảm giác rung và mất phản xạ gân gót. Ngoài ra, biến chứng thần kinh có thể khiến bàn chân biến dạng do co rút gân cơ, làm giảm cử động các ngón chân, bất thường vùng chịu lực, tạo vết chai chân và biến dạng điển hình là ngón chân hình búa.

Bàn chân người bệnh có xu hướng giảm tiết mồ hôi và da khô ráp, dẫn đến dày, nứt nẻ tạo điều kiện cho nhiễm trùng và loét. Biến dạng hoặc thiếu máu cũng có thể xảy ra do chấn thương, hình thành chai chân, nhiễm trùng và hoại tử nhưng không gây đau.

Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường, do đó phòng ngừa rất quan trọng. Trong trường hợp tổn thương, có xuất hiện vết loét, chăm sóc sớm, đúng phương pháp là cần thiết giúp vết thương của người bệnh lành sớm hơn.

Đa số người bệnh mắc biến chứng thần kinh do đái tháo đường không có triệu chứng, khiến người bệnh có nguy cơ cao tổn thương bàn chân do mất cảm giác. Do đó, bác nên kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện bất thường và kịp thời can thiệp, đồng thời duy trì điều trị nhằm kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quản lý các yếu tố như huyết áp, tình trạng lipid máu, phòng ngừa biến chứng nói chung và biến chứng bàn chân do đái tháo đường nói riêng.


Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).