Sức khỏe

9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ "liệu bọn trẻ có thoát được bệnh hay không?"

Tóm tắt:
  • Gia đình ông Triệu có chín thành viên mắc ung thư trong ba thế hệ, gây lo lắng cho ông.
  • Có đột biến gen di truyền làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng không phải yếu tố duy nhất.
  • Nghề nghiệp gây tiếp xúc với chất độc hại và thói quen hút thuốc cũng là nguyên nhân chính.
  • Trong y học không có khái niệm "cơ địa ung thư", chỉ có "dễ mắc ung thư".
  • Ông Triệu được khuyên cần sàng lọc và duy trì lối sống khỏe mạnh để giảm nguy cơ cho con trai.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc chia sẻ trường hợp tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Hà Nam. Bệnh nhân là ông Triệu đã đến bệnh viện để khám do ho nhiều và đờm có máu. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Khi hỏi về tiền sử bệnh tật của gia đình ông Triệu, bác sĩ Hà Chấn ngạc nhiên khi biết rằng cha của ông Triệu mất vì ung thư phổi, hai anh trai của ông lần lượt được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày và ung thư gan. Và một số thành viên khác trong gia đình cũng mắc ung thư.

9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ

Ảnh minh họa

Tổng cộng, 9 người trong ba thế hệ nhà ông Triệu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 8 người trong số họ đã qua đời. Đối mặt hoàn cảnh như vậy, ông Triệu bị ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý. Ông liên tục hỏi BS Hà Chấn: "Cả nhà tôi đều có 'cơ địa ung thư' sao?".

Đột biến gen + nghề nghiệp dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư cao

Chín người trong ba thế hệ của một gia đình mắc bệnh ung thư - phải có lý do nào đó đằng sau việc này. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ bệnh án của ông Triệu, BS Hà Chấn đã phát hiện ra một dữ liệu đặc biệt: Các mẫu mô khối u của cha và hai anh trai ông Triệu đều có đột biến gen.

Sau khi xét nghiệm di truyền sâu hơn, BS Hà Chấn phát hiện ra rằng, không phải ngẫu nhiên mà nhiều thành viên trong gia đình ông Triệu mắc bệnh ung thư. Thay vào đó, có một đột biến trong gen di truyền của gia đình này có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên 5-8 lần.

Nhưng nếu bạn có gen như vậy, liệu bạn có chắc chắn bị ung thư không? Câu trả lời là "Có thể không".

Khi tìm hiểu rõ hơn về ông Triệu và gia đình ông, BS Hà Chấn phát hiện ra rằng, nguyên nhân gây bệnh của gia đình họ không phải hoàn toàn là do đột biến gen.

9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ

Ảnh minh họa

Bác sĩ giải thích với các phóng viên: Nghề nghiệp của gia đình ông Triệu cũng đáng được chú ý. Thứ nhất, cha của ông Triệu là một thợ mỏ và phải tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng trong một thời gian dài. Bụi công nghiệp trong mỏ cũng có thể gây ung thư phổi.

Thứ hai, ông Triệu và hai anh trai đều làm việc tại các nhà máy sản xuất đồ nội thất. Quá trình sản xuất đồ nội thất tạo ra dăm gỗ, bụi... Quá trình này chắc chắn sẽ tạo ra các chất gây ung thư như formaldehyde và benzen. Và họ có thể dễ dàng hít những chất này vào phổi.

Thứ ba, những người đàn ông trong gia đình ông Triệu có một điểm chung là tất cả họ đều hút thuốc. Mỗi người hút trung bình 2 gói thuốc lá mỗi ngày và hầu hết đều có tiền sử hút thuốc là 30 năm.

Sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong gia đình ông Triệu cao hơn hẳn.

9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ

Ảnh minh họa

Trong y học không có khái niệm "cơ địa ung thư"

Chuyên gia này cũng nói thêm rằng trong cộng đồng y khoa không có thuật ngữ nào gọi là "cơ địa ung thư", thay vào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng khái niệm "dễ mắc ung thư". Theo quan điểm di truyền gia đình, một số người "dễ mắc" khối u và gen của họ quyết định rằng họ có nhiều khả năng mắc ung thư hơn. Tính nhạy cảm với ung thư là một số thay đổi đặc biệt trong vật liệu di truyền khiến cơ thể con người nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài và dễ mắc khối u hơn khi ở cùng điều kiện môi trường.

BS Hà Chấn nói với ông Triệu rằng bệnh ung thư thường là kết quả của sự kết hợp giữa gen, môi trường và lối sống. Với trường hợp của gia đình ông, điều này lại càng rõ ràng.

"Liệu con tôi có thể thoát khỏi 'lời nguyền' ung thư không?"

Còn một điều nữa khiến ông Triệu vô cùng lo lắng, đó là liệu con trai ông có thoát khỏi "lời nguyền" ung thư hay không?

9 người trong 1 nhà bị ung thư, người đàn ông lo lắng hỏi bác sĩ

Ảnh minh họa

Có thể nói, con trai ông Triệu cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư do gen của gia đình. "Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, nhưng điều này không có nghĩa là họ chắc chắn sẽ mắc bệnh. Chỉ một số bệnh ung thư có liên quan đến di truyền, còn hầu hết các bệnh ung thư là kết quả của tác động kết hợp của môi trường và lối sống. Nguy cơ mắc bệnh ung thư có thể giảm thông qua lối sống lành mạnh, sàng lọc sớm và can thiệp", BS Hà Chân cho biết. Chính vì vậy, ông khuyên con trai ông Triệu cần làm được 3 việc sau để giữ gìn sức khỏe.

Đầu tiên, nên được tư vấn di truyền và xét nghiệm di truyền dòng mầm bằng cách lấy máu ngoại vi.

Thứ hai, hãy đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu có hút thuốc, con trai ông Triệu cần phải chụp CT hàng năm theo chỉ định.

Cuối cùng, thông qua việc kiểm soát quá trình trao đổi chất, hãy giữ BMI (chỉ số khối cơ thể) dưới 24 để tránh bị béo phì. Nếu có hút thuốc, cần bỏ thuốc và thử liệu pháp thay thế nicotine nếu cần thiết.

Theo Sohu, Abpluowang

Các tin khác

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Công nghệ thông tin đã thay đổi cách ngành điện miền Nam vận hành thế nào?

Gắn bó với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) từ năm 2002, công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) của Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam, tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì có cơ hội chứng kiến và trực tiếp tham gia vào những bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành điện, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong công cuộc hiện đại hóa toàn diện.

Mở lối bang giao trong thế cấm vận

TS Võ Tá Hân thường được biết đến với hành trình bền bỉ đưa hơn 1 triệu cuốn sách về Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết ông còn là cố vấn của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời kỳ Đổi mới và đóng vai trò cầu nối mở đường cho quan hệ Việt Nam - Singapore.

Những cầu cạn trên cao tốc Vũng Áng - Bùng

Các đơn vị đang gấp rút hoàn tất 5 cầu cạn vượt núi, hồ đập, thung lũng trên cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua thị xã Kỳ Anh, để kịp thông xe cuối tháng 6.

Ước nguyện đi tới ngày hạnh phúc

Tháng 1.1971, tôi lên đường vào chiến trường Nam bộ (B2), đón tết trên Trường Sơn. Hành quân liên tục 4 tháng trên Trường Sơn, tôi đã có một ước nguyện của mình.