Trong đó, Công ty CP Âu Lạc bị phạt 350 triệu đồng vì. Không đăng ký giao dịch , niêm yết chứng khoán. Doanh nghiệp này trở thành công ty đại chúng từ ngày 6/8/2007, tuy nhiên đến nay vẫn không thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán.
Âu Lạc được biết đến là doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vận tải xăng dầu tại TPHCM, cũng như các thương vụ giao dịch lượng lớn cổ phiếu ngân hàng Eximbank, ACB…
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Chứng khoán Đầu tư tài chính Việt Nam
Cụ thể, VIG đã phối hợp với các cá nhân cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền giao dịch mua chứng khoán khi chưa báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước . Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán khi đang trong diện cảnh báo, chưa báo cáo hoặc có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý.
Bên cạnh bị phạt tiền, VIG còn bị đình chỉ dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán có thời hạn 2 tháng.
VIG tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vốn điều lệ 150 tỷ. Công ty niêm yết trên HNX từ năm 2009-2010. Đến giai đoạn 2021-2022, Tập đoàn đầu tư Thăng Long đầu tư chiến lược và tái cấu trúc thành công, tham gia quản trị điều hành và đổi tên công ty và tăng vốn lên 451,3 tỷ đồng.
Công ty CP CIC39 (mã C32) bị phạt 150 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch đối với báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất quý 4 năm 2023. Theo BCTC riêng quý 4 năm 2023, lợi nhuận sau thuế năm 2023 của doanh nghiệp là hơn 5,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo BCTC riêng kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế lại lỗ hơn 18,75 tỷ đồng.
CIC39 tiền thân là Công ty Kinh doanh Phát triển nhà Sông Bé, thành lập năm 1993. Năm 2007, CIC39 chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh nguyên vật liệu và thành phẩm; xây dựng ; kinh doanh bất động sản; cung cấp dịch vụ và kinh doanh hàng hóa; kinh doanh lĩnh vực xây dựng…