Kỹ năng sống

Vì 1 đặc điểm tính cách, cử nhân mới ra trường bị sa thải 3 lần trong 1 năm? Sự nghiệp không thăng tiến trước hết cần xem lại điểm này

01
"Chưa đầy một năm kể từ khi tốt nghiệp, đây là lần thứ 3 tôi bị sa thải!"

Hiểu Kiều phàn nàn rằng công việc của cô không đạt yêu cầu mà nước mắt đã giàn giụa. Chỉ trong một năm kể từ khi tốt nghiệp, cô đã bị cho nghỉ việc đến 3 lần. Khi được hỏi vấn đề nằm ở đâu, Hiểu Kiều cho biết: 

"Không phải do công việc, tất cả là do tính tôi ít nói, kỹ năng giao tiếp kém, cư xử không tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Giá như tôi có tính cách hướng ngoại, nhất định sẽ được lòng đôi bên, sự nghiệp suôn sẻ nơi công sở".

Sau khi nghe câu chuyện của Hiểu Kiều có thể thấy chính tính cách sống nội tâm của cô đã kéo bản thân xuống. Nhưng bản thân tính cách không xấu, nhiều trường hợp thường chỉ vì "ngại" mà không dám làm, không muốn bản thân trở nên nổi bật trong một tập thể... 

Những người mới thường nghĩ rằng tính cách chính là thứ giới hạn bản thân. Trong khi đó họ không thấy rằng mình chưa làm việc phù hợp. Đây là hiểu lầm lớn nhất.

02 
Là người ngại giao tiếp, những công việc nào phù hợp tôi?

- Tôi không giỏi giao tiếp, tôi có thể làm HR được không?

- Tôi là người sống nội tâm, làm sao tôi có thể biến mình trở thành người hướng ngoại?

Trong mắt nhiều sinh viên mới ra trường và người mới đi làm, tính cách cũng có thể trở thành nhược điểm, và cản trở sự phát triển cũng như tìm kiếm việc làm của bản thân.

Trên thực tế, Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Spielberg, Haruki Murakami… cùng hơn 70% những người thành công trên thế giới là người hướng nội. Những ông lớn nổi tiếng về Internet như Mã Hóa Đằng, Lý Ngạn Hoành cũng rất hướng nội, nhưng họ đều đã tạo ra những sản phẩm có tầm ảnh hưởng đến thế giới.

Vì 1 đặc điểm tính cách, cử nhân mới ra trường bị sa thải 3 lần trong 1 năm? Sự nghiệp không thăng tiến trước hết cần xem lại điểm này - Ảnh 1.

Ngay cả những "thiên tài" bán hàng của nhiều công ty cũng có người hướng nội. Tại sao họ lại có thể đạt được thành công như vậy trong các lĩnh vực khác nhau? Lý do là nhiều người trong chúng ta chỉ nhìn thấy mặt trái của tính cách mà không thấy lợi thế của nó.

Điểm mạnh nhất của người hướng nội là khả năng tập trung, suy nghĩ có chiều sâu và sự đồng cảm. Khi phàn nàn về những rắc rối do tính cách của mình gây ra, tại sao bạn không khai thác tiềm năng trong chính mình? Tại sao bạn không sử dụng điểm mạnh tính cách của mình để phát triển sự nghiệp phù hợp với bản thân?

03

Ngại giao tiếp không có nghĩa là thất bại

Vào tháng 9, giám đốc nhân sự của công ty đã tuyển dụng hai nhân viên thực tập nhân sự - Tiểu Lâm và Tiểu Thanh. Hai cô gái đều rất nghiêm túc trong công việc, về cơ bản không có việc gì sai sót.

Điểm khác biệt là Tiểu Lâm có tính cách sôi nổi và thích trò chuyện với đồng nghiệp. Trong khi đó Tiểu Thanh là một cô gái sống nội tâm và nhút nhát, ít khi nói chuyện trong công việc nhưng lại để ý những chi tiết rất nhỏ.

Nhìn bề ngoài, hiệu quả công việc của hai cô gái là "ngang tài ngang sức", nhưng Tiểu Lâm hướng ngoại dường như có lợi thế hơn. Tuy nhiên, sau khi kỳ thực tập kết thúc, giám đốc nhân sự chỉ giữ lại Tiểu Thanh để cô gia nhập công ty với tư cách là nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp.

Người quản lý nói rằng Tiểu Thanh phù hợp với đặc điểm của nhân sự hơn, đặc biệt là cách cô ấy giao tiếp với các ứng viên rất ấn tượng. Đối với mỗi ứng viên đến phỏng vấn, cô sẽ nhiệt tình rót một cốc nước nóng cho ứng viên, sau khi rời đi, cô sẽ đích thân đưa ứng viên đến cửa thang máy với câu "Đi đường cẩn thận, chúc các bạn thành công". 

Thực tế, ở nơi làm việc, chúng ta phải hiểu rằng mọi thứ đều dựa trên hiệu suất và khả năng. Trên cơ sở này, chúng ta mới có thể xây dựng những mối quan hệ cá nhân. Năng lực của bạn không tốt, phong độ không đạt yêu cầu thì dù cả công ty có thích bạn cũng không thể phát triển.

Khi Tiểu Thanh được hỏi: "Tại sao bạn ít nói như vậy nhưng lại chọn làm công việc cần giao tiếp nhiều?". Cô trả lời: "Bởi vì giao tiếp là phẩm chất nghề nghiệp cần phải có, nó không liên quan gì đến tính cách".

Đừng sử dụng tính cách như một cái cớ để bao biện cho những thất bại của bản thân. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng báo cáo, kỹ năng trình bày và thái độ là những yêu cầu cơ bản nhất mà ai cũng cần phải có. Năng lực không liên quan gì đến tính cách, và không phải những người hướng ngoại mới có thể thành công.

Vì 1 đặc điểm tính cách, cử nhân mới ra trường bị sa thải 3 lần trong 1 năm? Sự nghiệp không thăng tiến trước hết cần xem lại điểm này - Ảnh 2.

04
Là người sống nội tâm, bạn nên làm gì?

Tìm hướng đi đúng

Một số người có thể hỏi: Nếu tôi không giao du và hòa nhập thì điều đó có thực sự ảnh hưởng đến công việc và sự phát triển của tôi không? Câu trả lời là "không". Ở nơi làm việc, điều thực sự quan trọng là khả năng tạo ra giá trị của bạn chứ không phải bạn có bao nhiêu bạn bè.

Nói tóm lại, chỉ cần bạn có lợi thế cạnh tranh của riêng mình, bạn không cần phải chủ động thể hiện, người khác sẽ tìm đến bạn. Bạn cần suy nghĩ về những câu hỏi sau:

- Mình giỏi gì?

- Mình thích gì?

- Làm thế nào để những thứ này tạo ra giá trị?

Trên cơ sở đó làm nên những công trình, thành quả của chính bạn, đây chính là thương hiệu cá nhân.

Phát huy thế mạnh của bản thân

Như đã đề cập trước đó, điểm mạnh lớn nhất của người hướng nội là khả năng tập trung, suy nghĩ có chiều sâu và sự đồng cảm. Nhờ đó, bạn sẽ nhận thấy những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, kết nối và cấu trúc mọi thứ một cách dễ dàng, nghĩ ra những điều mà người khác không thể nghĩ ra.

Bằng cách này, bạn không cần phải thay đổi nhân vật của mình một cách mạnh mẽ, nhưng hãy phát huy tối đa ưu điểm hiện có và đưa ra phản hồi tích cực để định hướng mục tiêu của mình.

Thay đổi tư duy

Đừng từ chối tiếp xúc với những điều mới cũng như người lạ, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, coi mọi thử thách như một món quà và thực hiện toàn tâm toàn ý. Nếu bạn ngại nói, hãy tham gia nhiều cuộc thi diễn thuyết hơn để tăng cường kết nối; nếu bạn ngại giao tiếp, hãy mạnh dạn thể hiện ý tưởng và quan điểm của mình, chuẩn bị trước thật tốt và nói rõ suy nghĩ của mình.

Hướng nội không bao giờ có nghĩa là thất bại. Thay vào đó, nó có nghĩa là điềm đạm, trưởng thành và đáng tin cậy. Đừng tự dán nhãn cho mình là "Tôi không thể", hãy dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Bạn vẫn có thể tỏa sáng và thực sự trưởng thành.

Theo Zhihu - Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đọc thêm