Phong cách sống

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh", chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn

Mục Uy và Vạn Khiêm đều là kiến trúc sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 dịch bệnh Covid bắt đầu bùng phát và nhanh chóng trở thành nỗi khiếp sợ của toàn thế giới. Khi đó, gia đình của Mục Uy đang có kỳ nghỉ Tết bên nước ngoài và bị mắc kẹt, gần 3 tháng mới có thể trở về nước.

Gia đình của Vạn Khiêm cũng không may mắn hơn bao nhiêu khi mà đến hôm 30 Tết họ nhận được kết quả chẩn đoán nhiễm Covid 19. Sau một tháng nỗ lực điều trị, chống chọi lại với tử thần họ cuối cùng cũng vượt qua và dần khỏe mạnh trở lại.

Mục Uy sinh năm 1980 người gốc Hà Bắc, Trung Quốc, có khoảng thời gian dài làm việc tại Tây Ban Nha và Nauy. Đến năm 2010, anh quay trở về Vũ Hán cưới vợ, sinh con và trở thành thầy giáo. Vạn Khiêm sinh ra và lớn lên ở Vũ Hán và là giảng viên dạy lịch sử kiến trúc tại trường đại học.

Mục Uy và Vạn Khiêm có cơ hội quen biết và làm việc cùng nhau từ 2013 cho đến nay, sau khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, họ quyết tâm trở về vùng ngoại ô Vũ Hán cùng nhau tự tay xây dựng “ngôi nhà trong mơ” hòa mình cùng thiên nhiên.

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh, chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn - Ảnh 1.

Những ngôi nhà gỗ nhỏ lọt thỏm giữa thiên nhiên của vùng ngoại ô Vũ Hán nguồn 163.com

Kế hoạch xây dựng ngôi nhà gỗ trong mơ

Vào cuối năm 2019 Mục Uy và Vạn Khiêm đã tình cờ đưa gia đình đi qua vùng ngoại ô thành phố Vũ Hán. Khi chạy xe băng qua cánh rừng ở vùng ngoại ô này cả hai đều hết sức ngạc nhiên về độ “hoang sơ” những tưởng như chỉ được nhìn thấy trên phim ảnh. Từ đó, trong họ bắt đầu nhen nhóm dự định xây những ngôi nhà nhỏ bên trong khu rừng làm nơi nghỉ ngơi sau những bộn bề cuộc sống.

Theo đó, Mục Uy và Vạn Khiêm đã đưa gia đình, bạn bè và những sinh viên đại học của mình đến Vũ Hán để bắt đầu xây dựng những ngôi nhà đầu tiên. Nhưng thật không may khi mà dịch bệnh ập đến phá tan những dự định của cả hai.

Dịch bệnh bùng phát mạnh khiến gia đình Mục Uy bị mắc kẹt bên nước ngoài 2 tháng, gia đình của Vạn Khiêm cũng phải tiếp nhận điều trị Covid trong một khoảng thời gian. Kế hoạch xây dựng ngôi nhà bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên chính thời kỳ dịch bệnh này đã thôi thúc Mục Uy và Vạn Khiêm nhất định phải hoàn thành kế hoạch xây dựng những ngôi nhà nhỏ trong rừng.

Trải qua thời gian dài bức bối khi phải cách ly tại nhà, họ thực sự muốn rời thành phố để “trở về với thiên nhiên”.

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh, chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn - Ảnh 2.

Mục Uy (bên trái) và Vạn Khiêm (bên phải)

Thời hậu dịch vào rừng xây dựng nhà gỗ

Vào mùa hè sau khi dịch bệnh thuyên giảm, Mục Uy và Vạn Khiêm đã đưa gia đình của mình đến một khu rừng cách trung tâm thành phố Vũ Hán 40 phút đi xe để xây dựng những ngôi nhà gỗ nhỏ để ở và sinh hoạt.

Họ xây dựng 3 ngôi nhà gỗ nhỏ mang những phong cách và kiểu thiết kế riêng biệt, có thể gọi chúng là Dumbo, Obelisk và Big Triangle.

Ngôi nhà gỗ Dumbo được lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Dumbo: chú voi biết bay”: Giữa con cái và cha mẹ đôi khi phải có những không gian riêng, không làm phiền đến nhau. Vì vậy Mục Uy và Vạn Khiêm đã thiết kế ngôi nhà Dumbo bao gồm các phòng như một chiếc hộp gỗ nơi mà những đứa trẻ được độc lập nhưng vẫn được che chở dưới một mái nhà lớn.

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh, chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn - Ảnh 3.

Ngôi nhà Dumbo - không gian riêng của những đứa trẻ. Ảnh: 163.com

Nơi đây những đứa trẻ có không gian riêng để học tập, chơi đùa và ngược lại người lớn cũng có không gian riêng để đọc sách, trò chuyện, uống rượu và thư giãn.

Ngôi nhà Obelisk được xây dựng theo phong cách kiến trúc Obelisk (bút tháp đá) của người Ai Cập cổ đại. Kiến trúc Obelisk lớn nhất thế giới hiện đại có thể kể đến đài tưởng niệm Washington.

Mục Uy và Vạn Khiêm dựa trên kiến trúc đó để xây dựng một ngôi nhà có chóp cao phía trên. Họ để phần chóp làm gác mái và làm cầu thang leo để tạo thêm tính độc đáo cho căn nhà. Thêm nữa là hầu hết những đứa trẻ, bao gồm cả con cái của Mục Uy và Vạn Khiêm đều rất thích những căn nhà có gác xép.

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh, chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn - Ảnh 4.

Một góc nội thất của Obelisk. Ảnh: 163.com

Tuy chỉ là những căn nhà gỗ nhỏ nhưng chúng rất đầy đủ những trang thiết bị thiết yếu. Họ còn trang bị hệ thống sưởi bên dưới nền nhà để có thể hưởng thụ cảm giác đi chân trần trên sàn nhà ấm áp.

Mục Uy và Vạn Khiêm chia sẻ: “Chúng tôi chỉ muốn phá bỏ cách đi nghỉ và sống thông thường ở thành phố hiện tại. Sự thư thái và thú vị của kỳ nghỉ nên là một trải nghiệm mà chúng ta không thể có được trong cuộc sống hàng ngày”

Ngôi nhà cuối cùng mang tên Big Triangle được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà giống túp lều của các bộ lạc thổ dân. Con người vào thời sơ khai xây dựng nhà ở bằng cách đào hang hoặc đặt các cột tạo kết cấu chống đỡ hình tam giác. Chắc hẳn thời thơ ấu của hầu hết chúng ta đều mong ước có một “túp lều” làm không gian cho riêng mình.

[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Bước qua biến cố “thập tử nhất sinh, chàng kiến trúc sư quyết định về rừng ẩn cư trong ngôi nhà gỗ: Diện tích có hạn nhưng chất lượng khỏi bàn - Ảnh 5.

Cùng nhau xây dựng Big Triangle. Ảnh: 163.com

Hiện nay, kiến trúc xây nhà kiểu dáng túp lều không còn phổ biến, vì vậy, Mục Uy và Vạn Khiêm quyết định xây dựng ngôi nhà mang tên Big Triangle. Họ muốn thông qua môi trường sống để đưa bản thân trở về giống như thời sơ khai được hòa mình với thiên nhiên đất trời.

Mỗi khối gỗ được chính tay Mục Uy và Vạn Khiêm xếp lại thành một ngôi nhà khiến mỗi khoảnh khắc dựng nhà đều vui vẻ, ấm áp, đối lập với những bụi bặm, ồn ào của bê tông cốt thép trong công trường của thành phố.

Những ngôi nhà nhỏ nằm trong vùng ngoại ô Vũ Hán là nơi nghỉ ngơi mỗi cuối tuần của hai gia đình Mục Uy và Vạn Khiêm. Ở đây họ thực sự được thư giãn cả về thể xác lẫn tâm hồn, tự tay nhóm lửa ngồi quây quần nói chuyện, cùng nhau ngắm sao... làm những việc mà khi ở thành phố không thể nào nghĩ tới.

Mục Uy và Vạn Khiêm còn chia sẻ nếu không vì những đứa trẻ còn phải học tập ở thành phố, gia đình hai người họ đã chuyển hẳn đến những ngôi nhà gỗ này sống. Họ thực sự cảm thấy hạnh phúc khi được ở trong ngôi nhà mà tự tay mình dựng lên.

Theo 163

Cùng chuyên mục

Đọc thêm