VN-Index ghi nhận một tuần giảm điểm mạnh lui về vùng 1.250. Thanh khoản đạt trung bình xấp xỉ 15 nghìn tỷ mỗi phiên, cho thấy tâm lý nhà đầu tư phản ứng tiêu cực trước những diễn biến của chứng khoán thế giới và theo đó khiến thị trường giao dịch chìm trong sắc đỏ.
Thị trường chứng kiến một tuần giao dịch rung lắc mạnh, diễn biến giảm điểm đồng pha với thị trường thế giới và chỉ có 2 phiên biến động giằng co quanh 1.280 vào ngày 5/9 và 6/9. Áp lực bán chủ động liên tục xuất hiện khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục mất điểm.
Duy nhất chỉ có một vài cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 là còn giữ được sắc xanh và giúp kìm hãm đà giảm của chỉ số. Dù ghi nhận một phiên hồi phục tương đối tích cực vào ngày thứ 6 cuối tuần (9/9), tuy nhiên với việc phần lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên thị trường đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh và tạo áp lực lớn lên VN-Index, nên chỉ số chung không thể đảo ngược đà giảm điểm và đóng cửa tuần tại 1.248,78, giảm 2,48% so với tuần trước.
Khối ngoại tỏ ra tiêu cực khi có một tuần bán ròng với tổng giá trị lên tới gần 890 tỷ đồng. Giao dịch ngược chiều với NĐT ngoại, cá nhân trong nước có tuần mua ròng 614 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 471 tỷ đồng.
Dòng vốn cá nhân tiếp tục rút khỏi nhóm thực phẩm
Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch khá cân bằng với tỷ lệ ngành được mua ròng/bán ròng là 10/8. Trong đó, cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính được mua gom nhiều nhất với giá trị lên tới 333 tỷ đồng. Có thể thấy nhóm này vẫn là một tron những tâm điểm thu hút dòng tiền như tuần trước đó.
Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân của nhà đầu tư cá nhân cũng được đẩy mạnh ở nhóm ngân hàng (292 tỷ đồng). Tuần qua, cổ phiếu ngân hàng có tuần giao dịch sôi động hơn với tỉ trọng giá trị giao dịch đã được cải thiện lên 12,17% toàn thị trường, chỉ số giá ngành giảm 4,74%. Đây là tuần giảm mạnh của nhóm ngân hàng và từ đầu năm đến nay nhóm này vẫn giảm 15,94%.
Dòng tiền tập trung vào các mã VPB, STB, MBB, SHB, TCB, VIB, VCB, LPB, ACB, CTG, toàn bộ 10/10 mã này giảm điểm trong tuần, trong đó SHB giảm mạnh nhất 10,26%, tiếp theo là VCB giảm 7,14%. Tính trong vòng 1 năm, trong số 10 mã này chỉ duy nhất VCB tăng điểm 1,05%.
Ngoài ra, dòng tiền cá nhân nội cũng được duy trì ở các một số nhóm cổ phiếu như du lịch & giải trí (107 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (106 tỷ đồng), bất động sản (79 tỷ đồng), bảo hiểm (73 tỷ đồng),...
Ở chiều ngược lại, hoạt động rút vốn ròng diễn ra mạnh mẽ nhất ở nhóm cổ phiếu thực phẩm & đồ uống với quy mô gần 284 tỷ đồng, hơn một nửa so với con số 591 tỷ đồng tuần trước. Có thể thấy NĐT cá nhân chưa ngừng chốt lời khi ngành này diễn biến khởi sắc hơn thị trường chung với chỉ số giá ngành tăng nhẹ.
Nối tiếp, lực xả nhẹ hơn cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu, lần lượt là dầu khí (101 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (94 tỷ đồng), bán lẻ (86 tỷ đồng), công nghệ thông tin (85 tỷ đồng), hàng cá nhân % gia dụng (21 tỷ đồng),...
Tập trung gom cổ phiếu chứng khoán, đồng thời xả mạnh nhất mã MSN
Dẫn đầu danh mục bán ròng là cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan với 139,9 tỷ đồng. Vừa qua, Masan ra mắt hệ sinh thái WINLife với chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích đầu tiên đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với trải nghiệm xuyên suốt offline-to-online tại điểm đến “tất cả trong một”.
Bước đầu, Masan chính thức đưa vào hoạt động chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích WIN tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP HCM. WIN phục vụ các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người Việt như: nhu yếu phẩm (WinMart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), dược phẩm (Dr.Win), chuỗi F&B (Phúc Long), dịch vụ viễn thông (Reddi). Trong năm 2022, Masan có kế hoạch đưa khai trương từ 80 - 100 cửa hàng WIN trên cả nước.
Hoạt động chốt lời diễn ra trong bối cảnh MSN giao dịch tương đối tích cực so với thị trường chung. Trái ngược với các cá nhân, cổ phiếu hóa chất này lại được cả khối ngoại, tự doanh và các tổ chức nội mua ròng đối ứng qua kênh khớp lệnh.
Kế đó, cá nhân trong nước cũng bán ròng 121,1 tỷ đồng cổ phiếu PVD của PVDrilling , trước khi bán ròng nhẹ hơn ở một số cổ phiếu như VNM (107,7 tỷ đồng), HPG (95,9 tỷ đồng), VHC (93,6 tỷ đồng), HDB (93,6 tỷ đồng), POW (87,6 tỷ đồng), VHM (73,1 tỷ đồng)
Hai mã cuối cùng trong Top mua ròng là đại diện đến từ nhóm bán lẻ, gồm MWG (67,7 tỷ đồng), DGW (66,9 tỷ đồng).
Ở chiều mua vào, giao dịch rót vốn ròng tập trung ở cổ phiếu STB của Sacombank giá trị lên đến 184 tỷ đồng. Xu hướng giao dịch tích cực ở cổ phiếu này xuất hiện sau khi thị giá PNJ tiên tục tăng và hiện đang neo quanh vùng đỉnh lịch sử.
Bên cạnh đó, dòng vốn cá nhân còn tìm nhiều cổ phiếu trong nhóm chứng khoán, điển hình là SSI (139,3 tỷ đồng), VND (93,1 tỷ đồng), VCI (61 tỷ đồng). Theo sau, lực cầu quanh 100 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại các đại diện KDH (101,7 tỷ đồng), VJC (91,8 tỷ đồng).
Các cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có KBC, VGC, GEX, NKG với giá trị 61 - 84 tỷ đồng.