Tài chính

Từ Nhâm Thìn đến Giáp Thìn: Tài sản các ngân hàng đã bùng nổ thế nào?

Từ Nhâm Thìn đến Giáp Thìn: Tài sản các ngân hàng đã bùng nổ thế nào? - Ảnh 1.

Năm 2012 (năm Nhâm Thìn), thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 10 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, với tổng giá trị tài sản khoảng 2,04 triệu tỷ đồng.

Đến nay, số ngân hàng đã tăng lên 27 và tổng giá trị tài sản đã tăng lên 14,667 triệu tỷ đồng.

Trong đó, 3 ông lớn vốn Nhà nước là BIDV, VietinBank và Vietcombank là các nhà băng có quy mô tài sản lớn nhất, đạt tương ứng 2,3 triệu tỷ đồng, 2,03 triệu tỷ đồng và 1,84 triệu tỷ đồng.

So với 12 năm trước, tài sản 3 ngân hàng này đều tăng trên 5 lần.

Đứng thứ 4 về tài sản hiện nay là MB, giá trị 945 nghìn tỷ đồng, lớn gấp 6,5 lần so với năm 2012. Tính riêng năm 2023, tài sản MB đã tăng tới gần 30%.

Năm 2012 MB chỉ đứng thứ 6 về tài sản, và đến hết năm 2019 vẫn chỉ đứng thứ 5, xếp dưới 3 ngân hàng vốn Nhà nước và Sacombank. Tuy nhiên, Sacombank những năm qua có dấu hiệu chậm lại và ngày càng bị MB bỏ xa, cũng như bị các ngân hàng khác vượt mặt. Tài sản cuối năm 2023 của Sacombank là 674 nghìn tỷ đồng.

Cạnh tranh lớn nhất với MB về tài sản hiện nay là 2 ngân hàng tư nhân Techcombank và VPBank, giá trị đạt 850 tỷ đồng và 818 tỷ đồng.

ACB là ngân hàng duy nhất bị giảm tài sản giai đoạn 2012-2013 do 'sự cố Bầu Kiên'. Sau đó, ngân hàng này hoạt động đề cao sự thận trọng. Vì thế, tài sản cũng tăng với tốc độ 'chậm mà chắc', lên 719 nghìn tỷ đồng cuối năm 2023.

Từ Nhâm Thìn đến Giáp Thìn: Tài sản các ngân hàng đã bùng nổ thế nào? - Ảnh 3.

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm