Tài chính

Ả Rập Saudi "chơi ngông" với dự án xây tháp cao 2km: Cần đốt 120 nghìn tỉ đồng để xây, xô đổ kỷ lục toà nhà "khủng" nhất lịch sử loài người

Theo báo cáo của Tạp chí Thông tin Kinh doanh Trung Đông (MEED), Ả Rập Saudi đang lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà chọc trời cao 2km ở Riyadh, và công trình này cũng sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.

Tòa tháp "siêu cao" sẽ là một phần của dự án phát triển rộng 18 km2 ở phía bắc Riyadh và đang được Quỹ đầu tư công của Ả Rập Saudi (PIF) xem xét. Một địa điểm gần sân bay quốc tế King Khalid đã được xác định và EY đã tiến hành nghiên cứu khả thi.

Tháp kỷ lục thế giới được lên kế hoạch ở Ả Rập Saudi

Tòa nhà cao nhất thế giới hiện tại, Burj Khalifa ở Dubai, có chiều cao 828m. Theo các nhà thầu trong khu vực, bất kỳ tòa tháp cao 2km nào cũng sẽ tốn 5 tỷ USD để xây dựng.

Đối với toà tháp Burj Khalifa xây dựng ở Dubai, chi phí xây dựng tòa tháp đã giúp nâng cao giá trị đất đai của khu vực xung quanh.

Emaar, công ty xây dựng toà Burj Khalifa có trụ sở tại Dubai, đã sử dụng lại chiến lược này khi khởi công xây 1 toà tháp khác tại Cảng Dubai Creek vào tháng 4/2016 để thúc đẩy doanh số bán bất động sản xung quanh. Tòa tháp đó, theo kế hoạch sẽ cao ít nhất 928 mét, vẫn chưa có thêm tiến triển ngoài phần móng.

Trong khi đó, các nhà phát triển, kiến trúc sư, chuyên gia xây dựng và quản lý dự án đã được mời tham gia cuộc thi thiết kế toà tháp cao 2km với phí tham dự 1 triệu USD - các nguồn tin cho biết.

Tám công ty đưa ra các thiết kế tên tuổi như Skidmore, Owings & Merrill (SOM), Adrian Smith & Gordon Gill Architecture được cho là sẽ tham gia với dự án trong giai đoạn đầu.

Xây dựng một tòa tháp siêu cao, như Dubai đã làm với Burj Khalifa, có thể là chất xúc tác cho sự phát triển hơn nữa và đóng vai trò là đầu tàu thu hút các dự án đầu tư khác.

Ả Rập Saudi chơi ngông với dự án xây tháp cao 2km: Cần đốt 120 nghìn tỉ đồng để xây, xô đổ kỷ lục toà nhà khủng nhất lịch sử loài người - Ảnh 1.

Ả Rập Saudi đang trải qua thời kỳ bùng nổ xây dựng và nhiều siêu dự án đang được phát triển. Sân bay Quốc tế King Salman của Ả Rập Saudi cũng sẽ sớm gia nhập các sân bay lớn nhất thế giới. Hiện tại, sân bay lớn nhất thế giới theo khu vực là King Fahd International, cũng nằm trong vương quốc này.

Sân bay dự kiến có diện tích khoảng 57km2, gồm 6 đường băng song song và các nhà ga hiện có được đặt theo tên của Vua Khalid.

Ở những nơi khác trong Vương quốc, Ả Rập Saudi còn đang phát triển siêu đô thị NEOM với mức đầu tư "không tưởng" 500 tỷ USD, tạo ra một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết sang trọng và sử dụng AI để xây dựng một thành phố tương lai dài 170km, không sử dụng xe ô tô có tên là The Line. Các cấu trúc khác, chẳng hạn như hai tòa tháp khách sạn ở Vịnh Aqaba, được lên kế hoạch cao 500 mét. Tất cả đều nằm trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 của các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi.

Trước đây, Ả Rập Saudi đã từng tính tới việc xây các tòa nhà cao tầng khác. PIF đang xem xét các kế hoạch cho một tòa tháp cao tới 1,2 km tại Khu tài chính King Abdullah (KAFD) trên một khu đất có tên là KAFD X. Các chuyên gia tư vấn đã chuẩn bị thiết kế cho dự án từ năm 2019.

Ả Rập Saudi chơi ngông với dự án xây tháp cao 2km: Cần đốt 120 nghìn tỉ đồng để xây, xô đổ kỷ lục toà nhà khủng nhất lịch sử loài người - Ảnh 2.

Một tòa tháp cao khác được lên kế hoạch cho Ả Rập Saudi là đề án Tháp Jeddah cao 1.008 mét. Công việc xây dựng tòa tháp đó đã bắt đầu khoảng 10 năm trước và sau đó bị đình trệ sau khi tòa tháp đạt khoảng 70 tầng.

Nỗ lực hồi sinh dự án đã không được tiến hành do các công ty không muốn nhận bất kỳ khoản nợ nào từ các nhà thầu và tư vấn đã từng làm việc trong kế hoạch này.

Theo Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH), một tòa nhà siêu cao có chiều cao hơn 300 mét, trong khi một tòa nhà cao hơn 600 mét được coi là "siêu tháp". CTBUH cho biết hiện tại có 173 nhà siêu cao và chỉ có 3 siêu tháp hoàn thành trên toàn cầu.

Theo cơ sở dữ liệu về nhà cao tầng Emporis, chỉ có hai công trình đã hoàn thành ở Trung Đông là siêu tháp: Burj Khalifa và tháp đồng hồ Mecca cao 601 mét.

PIF hiện chưa trả lời bình luận về các kế hoạch tháp cao 2km.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Hiệu ứng kép từ việc giảm lãi vay, ổn định lãi suất huy động của các ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất tăng, yêu cầu về giảm lãi vay, ổn định lãi suất huy động để hỗ trợ doanh nghiệp càng trở nền cần thiết. Nếu thực hiện tốt, hiệu quả, giải pháp này không chỉ hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn mà còn mang lại những cơ sở nền tảng tốt cho nền kinh tế trong trung dài hạn trên nhiều phương diện khác.

Phép thử cho kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản đi ngược lại nhiều nước khi tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cực thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế

19 dự án nhà ở xã hội được khởi công trong năm 2022

Trong năm 2022, cả nước khởi công 19 dự án nhà ở xã hội, với 33.194 căn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một số địa phương như TP.HCM, các dự án nhà ở xã hội chỉ khởi công để lấy ngày rồi ngưng triển khai.