Kỹ năng sống

Từ cậu bé mồ côi, sống nhờ tem phiếu thực phẩm đến CEO công ty khởi nghiệp trị giá 105 triệu đô: "Tôi nhớ như in cảm giác cô đơn đó"

“Tôi vẫn nhớ như in cảm giác cô đơn những ngày tháng đó, tôi thấy mình dường như người vô hình. Vì vậy, từ sâu bên trong, tôi luôn có khao khát sống một cuộc sống thật ý nghĩa. Tôi muốn mình là người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó và được mọi người chú ý đến”, Josh Fabian kể lại câu chuyện cuộc đời của mình.

Anh vốn là một cậu bé mồ côi, may mắn được một cặp vợ chồng nhận nuôi. Thế nhưng, trong gia đình đông đúc ấy, Fabian luôn cảm thấy lạc lõng.

Cuộc sống thiếu thốn tình yêu thương từ nhỏ có lẽ là một trong những động lực lớn lao giúp Fabian có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Hiện tại, anh đang là đồng sáng lập và là CEO của công ty Metafy, Fittsburgh - một nền tảng trực tuyến đã hoạt động suốt 2 năm nay. Đó là nơi người chơi các trò chơi điện tử nghiệp dư trả phí huấn luyện cho những tay chơi chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.

Từ cậu bé mồ côi, sống nhờ tem phiếu thực phẩm đến CEO công ty khởi nghiệp trị giá 105 triệu đô: Tôi nhớ như in cảm giác cô đơn đó - Ảnh 1.

Josh Fabian 32 tuổi

Ra mắt đúng vào đỉnh điểm của dịch covid-19, Metafy đã thu hút hơn 50.000 người dùng và hàng nghìn huấn luyện viên hàng đầu của các trò chơi phổ biến như “Liên minh huyền thoại”, “Super Smash Bros”... Công ty đã huy động được gần 34 triệu đô la từ các nhà đầu tư và định giá công ty ở mức 105 triệu đô vào đầu tháng 2 năm nay.

Từ cậu bé mồ côi, sống nhờ tem phiếu thực phẩm đến CEO công ty khởi nghiệp trị giá 105 triệu đô: Tôi nhớ như in cảm giác cô đơn đó - Ảnh 2.

Hành trình của Metafy có lẽ không có gì nổi bật so với những công ty khởi nghiệp khác nhưng hành trình của Fabian thực sự đáng để người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Một số tiền “Thay đổi cuộc đời”

Năm 16 tuổi, Fabian đã quyết định rời bỏ căn nhà của cha mẹ nuôi và nghỉ học. Anh trở thành cha ở tuổi 20. Khi đó, anh và bạn gái phải sống nhờ tem phiếu thực phẩm và khó khăn lắm mới có thể mua được tã cho con mình. “Đó là khoảng thời gian thực sự bế tắc và khó khăn”, Fabian nói.

Anh đã tự học lập trình. Nguồn thu nhập của Fabian thời điểm đó chủ yếu đến từ việc thiết kế các trang web nhỏ với mức giá tối đa 100 đô la.

Khi ấy, anh xác định rằng bản thân phải có được một công việc có thu nhập ổn định để chăm sóc cho gia đình. Fabian đã tham gia một khóa học kéo dài 3 tháng ở Chicago để trau dồi thêm kỹ năng của mình. Qua khóa học đó, anh bén duyên với công việc thiết kế web tại công ty khởi nghiệp tại thị trường Obaz vào năm 2012.

Từ cậu bé mồ côi, sống nhờ tem phiếu thực phẩm đến CEO công ty khởi nghiệp trị giá 105 triệu đô: Tôi nhớ như in cảm giác cô đơn đó - Ảnh 3.

Ngoài mức lương lên đến 6 con số, Fabian còn có vốn sở hữu công ty. Sau khi Groupon mua lại Obaz, với mức giá 250 nghìn đô la, nhờ tiền cổ phần, anh đã có sự vững vàng về tài chính và chu cấp cho gia đình một cuộc sống thoải mái. “Sự kiện đó đã đưa cuộc đời tôi rẽ sang một bước ngoặt hoàn toàn mới”, Fabian nói.

Sau gần 3 năm làm việc tại Groupon, Fabian quyết định nghỉ việc cho một quyết định tưởng như điên rồ: tập trung vào chơi game! Khi còn nhỏ, Fabian đã từng là một trong những tay chơi “Yu-Gi-Oh!” hàng đầu nước Mỹ.

Năm 2016, anh dành 8 tiếng chơi game mỗi ngày với những trò chơi trực tuyến như :Clash Royale”, “Hearthstone”. Ở tất cả các trò chơi mà mình tham gia, anh đều đứng trong top đầu của bảng xếp hạng.

Khi chơi game, Fabian thường xuyên phát trực tiếp trên nền tảng Twitch và đăng tải lại video trên Youtube. Nội dung của anh thu hút đông đảo người xem. Qua những video đó, anh nhận được rất nhiều lời yêu cầu huấn luyện trực tiếp. “Tôi đã kiếm được 100 đô cho mỗi giờ huấn luyện”, Fabian nói.

Sau sáu tháng huấn luyện, Fabian kiếm được tổng cộng 40 nghìn đô. “Đó là một chặng đường tốt, nó khiến tôi cảm thấy kiếm tiền dường như quá dễ dàng. Nhưng những điều đó không đủ để thuyết phục tôi hoàn toàn từ bỏ công việc lập trình web trước đây của mình”, anh nói.

“Những khát khao ngày còn nhỏ nhắc cho tôi nhớ rằng, tôi phải thực sự làm gì đó đột phá, để chứng minh bản thân mình một lần nữa. Và khởi nghiệp chính là con đường tốt nhất để thực hiện ước mơ đó”.

Nhận ra bản thân không đơn độc

Năm 2016, Fabian đã thử tung ra Kitsu, một nền tảng mạng xã hội dành cho người hâm mộ truyện tranh anime và manga. Người dùng sẽ được kết nối với nhau và khám phá những tựa game mới. Nhưng nền tảng ấy gặp rất nhiều khó khăn, tất cả tiền đầu tư của Fabian đều mất trắng. Anh phải trở lại với công việc huấn luyện trò chơi điện tử trước đó.

Vào thời điểm đó, trò chơi “Pokemon” nổi lên như một hiện tượng. Những đứa con của Fabian vô cùng đam mê với trò chơi ấy. Anh đã chủ động liên hệ với một số cầu thủ xếp hàng đầu trong bảng xếp hạng để ngỏ lời mời họ huấn luyện cho các con của mình.

Thật bất ngờ là một người đã đồng ý nhận công việc chỉ với 20 đô la một giờ. “Mức lương ấy còn ít hơn số tiền mà tôi trả cho người trông trẻ”, Fabian vô cùng ngạc nhiên.

Nhờ một lần tình cờ đó, Fabian nhận ra nguồn thu nhập của các huấn luyện viên trò chơi điện tử dường như bị coi như món hàng tồn kho mà họ có thể sẵn sàng được trả với mức lương thấp đến không thể tin được.

“Tôi thấy điều đó thật khó tin”, anh nói. “Tôi nhận ra mình không đơn độc. Hàng trăm, hàng nghìn người ngoài kia đã đạt được thành tựu đỉnh cao trong lĩnh vực này mà không thể kiếm tiền từ nó”.

Các game thủ có xu hướng tự xây dựng thương hiệu cá nhân trên các nền tảng như GamerSensei hoặc Fiverr. Nhưng Fabian nhận ra rằng không ai trong số họ được làm việc cho các chuyên gia cấp cao, hoặc được quản lý trực tiếp bởi một tổ chức nào đó.

Fabian đã quyết định thuê một kỹ sư phần mềm để cùng mình tìm hiểu chi tiết cho một nền tảng mới và bắt đầu viết những dòng code đầu tiên.

Khi đại dịch Covid-19 nổ ra, Fabian đã đưa ý tưởng của mình đến Product Club, một công ty hỗ trợ khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco do cựu phó chủ tịch Tinder - Jeff Morris Jr điều hành. Metafy đã thành công nhận được 100 nghìn đô đầu tư.

Tuy có được khoản đầu tư ấy nhưng Fabian vẫn nhận ra rằng: “Giá trị thực của một công ty quyết định vào việc chúng tôi có quyền tham gia vào mạng lưới các nhà đầu tư mạo hiểm, những người coi việc đầu tư là công việc bán thời gian. Họ luôn hứng thú với những điều mới mẻ và đa dạng”.

Những mục tiêu cao cả phía trước

Từ cậu bé mồ côi, sống nhờ tem phiếu thực phẩm đến CEO công ty khởi nghiệp trị giá 105 triệu đô: Tôi nhớ như in cảm giác cô đơn đó - Ảnh 4.

Hiện nay, Metafy đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ và ổn định mỗi tháng từ khoản phí 5% được tính cho mỗi học viên.

Fabian theo đuổi việc xây dựng nền tảng hướng đến dạng “MasterClass để chơi game”, cũng như việc tổ chức các sự kiện để các huấn luyện viên và các sinh viên có thể gặp gỡ. Fabian đủ tự tin để tuyên bố rằng Metafy có tương lai trở thành một công ty khởi nghiệp hàng tỷ đô trong vòng vài năm tới.

Đồng thời, nền tảng này của anh sẽ thay đổi vĩnh viễn, tạo nên một cú nhảy vọt của nền thể thao điện tử, như cách mà nền tảng phát trực tiếp Twitch đã làm vậy.

Các nhà đầu tư của Metafy cũng tin tưởng rằng Fabian hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà anh để ra. Người quản lý của Forerunner Ventures, Brian O’Malleycho đã khẳng định rằng: “Niềm yêu thích, sự hiểu biết và những trải nghiệm có sẵn của Fabian về thể giới thể thao điện tử chính là điều giúp chúng tôi tin tưởng về tương lai của Metafy. Đó là đặc điểm mà trong một triệu người khởi nghiệp mới thấy một người có được”.

Có lẽ đó là lý do vì sao Fabian tự tin so sánh tầm nhìn của mình với những ông lớn như Youtube hay Uber, mặc dù anh nhận thức rõ rằng mình đang điều hành một công ty khởi nghiệp còn rất non trẻ.

“Tôi đã tìm đến tất cả những CEO đó, và coi họ là đối thủ của nhau. Nhiều người sẽ thấy rằng giấc mơ của tôi thật viển vông nhưng tôi thực sự tin tưởng nó”, Fabian chia sẻ đầy tin tưởng.

Theo CNBC


Cùng chuyên mục

Đọc thêm