Quản trị

Trước Twitter, những ông lớn nào đã thay đổi logo và tên thương hiệu?

Ngày 23/7, tỷ phú Elon Musk đã thông việc thay thế biểu tượng chim xanh nổi tiếng bằng chữ "X". Theo đó, vị tỷ phú cho biết công ty đang hoàn tất các khâu chuẩn bị để đưa logo "X" xuất hiện trên toàn cầu. Cũng theo Elon Musk, tên miền X.com sẽ trỏ về Twitter.

Twitter không phải ông lớn đầu tiên trên thế giới thay đổi logo nhận diện và tên thương hiệu sau nhiều năm. Trước đó, một số công ty lâu đời như Facebook, Google hay Dunkin’ Donuts cũng đã làm điều tương tự.

Tỷ phú Elon Musk nói rằng ông muốn sử dụng Twitter làm nền tảng cho một ứng dụng toàn diện có tên là “X”. Bức thư về việc thay thế biểu tương “chim xanh” đã có trên nền tảng của ứng dụng. Trước đó, biểu tượng “chim xanh” của Twitter đã bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu từ năm 2006.

Hình ảnh logo mới của Twitter. (Ảnh: WSJ).

CEO hãng xe điện Tesla và công ty hàng không vũ trụ SpaceX đã mua lại công ty truyền thông mạng xã hội SpaceX với giá 44 tỷ USD vào năm ngoái. Một thời gian sau đó, các nhà quảng cáo đã lần lượt rời khỏi Twitter vì nhiều lo ngại khác nhau. Tỷ phú Elon Musk cũng đã thực hiện việc sa thải hàng nghìn nhân sự tại công ty kể từ khi lên nắm quyền.

Các nhà phân tích cho biết các công ty thường thay đổi thương hiệu nhận diện/logo khi họ muốn tạo ra điểm nhấn mới với danh tiếng của mình, thiết lập một tổ chức bảo trợ hoặc lấy tên mới sau khi thực hiện thương vụ sáp nhập.

Động thái của Elon Musk là một chiến thuật tương đối phổ biến mà nhiều công ty từng sử dụng, Điều này có thể báo hiệu cho thị trường rằng công ty đang chuyển hướng tập trung sang một mục tiêu khác. Một số doanh nghiệp thậm chí còn thay đổi tên công ty khi họ thay đổi nhận diện thương hiệu/logo của mình.

Allen Adamson, một chiến lược gia xây dựng thương hiệu, cho biết “X” có thể là một cái tên khiến nhiều người hơi khó hình dung. “Tỷ phú Elon Musk sẽ phải tạo ra một ý nghĩa và cách hiểu hoàn toàn mới xung quanh chữ “X”, ông Adamson chia sẻ.

Dưới đây là một số công ty đáng chú ý đã thay đổi thương hiệu trong quá khứ:

Meta Platforms

Công ty từng được biết đến với cái tên Facebook đã đổi tên thành Meta vào năm 2021. Động thái này báo hiệu nỗ lực của công ty trong việc mở rộng sang metaverse, một vũ trụ ảo và được CEO Mark Zuckerberg đánh giá cao. Nền tảng mạng xã hội Facebook không thay đổi khi công ty mẹ đổi tên.

Alphabet

Google đã thành lập công ty cổ phần Alphabet vào năm 2015 như một phần của quá trình tái cấu túc để quản lý bộ phận kinh doanh đang phát triển của mình, bao gồm cả những công ty chế tạo ô tô tự lái và phát triển hạt nano, bên cạnh công cụ tìm kiếm cùng tên.

Apple

Gã khổng lồ ngành công nghệ nước Mỹ được biết đến với cái tên Apple Computer cho đến năm 2007, khi công ty quyết định bỏ đi nửa sau tên của mình. Apple cũng muốn được biết đến nhiều hơn với các sản phẩm khác như iPod, iPhone,…

Tronc

Việc đổi thương hiệu của Tribune Publishing không kéo dài lâu. Công ty tin tức này đã từ bỏ cái tên Tronc, viết tắt của Tribune Online Content, vào năm 2018, sau hai năm bị cộng đồng mạng “chế giễu”.

Paramount

ViacomCBS đã tự đổi tên vào năm ngoái để nhấn mạnh vào dịch vụ phát trực tuyến Paramount+ của mình. Cái tên mới đã gợi lên một di sản trong lĩnh vực điện ảnh đã tồn tại gần một thế kỷ.

Altria

Công ty thuốc lá đã đổi tên từ Philip Morris thành Altria Group vào năm 2003 để loại bỏ mối liên hệ với sản phẩm gây nhiều tranh cãi nhất của mình: Thuốc lá. Philip Morris International đã tách khỏi Altria, trở thành công ty riêng vào năm 2008.

Dunkin'

Vào năm 2018, công ty đã quyết định rằng nước Mỹ sẽ biết tới cái tên Dunkin’ trong tương lai, thay vì Dunkin’ Donuts. Doanh nghiệp nổi tiếng này muốn khách hàng biết tới họ như một đơn vị tập trung nhiều hơn vào đồ uống thay vì bánh ngọt.

Mondelez International

Kraft Foods vào năm 2012 đã đặt tên cho công ty con kinh doanh đồ ăn nhẹ là Mondelez, một từ ghép của “monde”, bắt nguồn từ từ tiếng Latinh có nghĩa là thế giới và “delez”, một biến thể của từ ngon.

Một năm sau, một thành viên hội đồng quản trị của Mondelez cho biết cái tên này nghe giống như một căn bệnh. Tuy nhiên, việc đổi thương hiệu cuối cùng đã được chấp nhận.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm