Tài chính

Trước khi ‘xả’ hàng triệu cổ phiếu, tập đoàn của Warren Buffett kiếm được bao nhiêu từ hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc?

Trước khi ‘xả’ hàng triệu cổ phiếu, tập đoàn của Warren Buffett kiếm được bao nhiêu từ hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc?- Ảnh 1.

16 năm trước, tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã tiết lộ khoản đầu tư 230 triệu USD vào công ty khởi nghiệp xe điện BYD của Trung Quốc làm dấy lên nhiều nghi ngại. Cuối cùng, đây lại là một trong những thương vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho Berkshire. Con số 250 triệu USD đã tăng vọt lên thành 8 tỷ USD khi BYD bước vào thời kỳ đỉnh cao, nhờ thị trường xe điện Trung Quốc bùng nổ.

Gần đây, Berkshire đã bán bớt cổ phiếu của BYD sau khi kiếm được hàng tỷ USD trong giai đoạn siêu tăng trưởng. Theo hồ sơ gửi lên Sàn giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, ngày 19/6, Berkshire đã cắt giảm cổ phần BYD từ mức 7% xuống còn 5,99%.

Thành công mà Berkshire gặt hái được phần lớn nhờ công lao của phó chủ tịch quá cố Charlie Munger. Ông đã thuyết phục Warren Buffett – một người nổi tiếng không thích đầu tư công nghệ - đồng ý rót tiền vào BYD của Trung Quốc. Ông Munger qua đời vào tháng 11 ở tuổi 99.

Trước khi ‘xả’ hàng triệu cổ phiếu, tập đoàn của Warren Buffett kiếm được bao nhiêu từ hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc?- Ảnh 2.

Ông Charlie Munger (1924 - 2023)

Munger trước đây từng dành nhiều lời khen cho ông Wang Chuanfu - người sáng lập và là CEO BYD. Dù xuất thân khiêm tốn, ông Wang đã vươn lên nhờ tài năng và làm việc chăm chỉ. Buffett cho biết Munger từng so sánh ông Wang với Thomas Edison và Bill Gates.

Trong cuộc họp cổ đông năm 2012 của Berkshire, ông Munger cho biết ông Wang là một trong 8 người con nhà nông trở thành giáo sư trường kỹ thuật nổi tiếng. Trước khi bước sang tuổi 50, ông Wang đã giành được giải thưởng ví như Nobel của Trung Quốc.

Khi khoản đầu tư của Berkshire vào BYD lần đầu tiên được công khai, ông Munger đã phải mất rất nhiều thời gian để giải thích với các cổ đông rằng BYD không phải là một công ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu. Đây không phải hoạt động mang tính đầu cơ mà BYD thực sự là một điều "kỳ diệu".

Ông kể chi tiết về hành trình của BYD từ sản xuất pin cho điện thoại di động vào những năm 1990 cho đến chuyển hướng sang ngành công nghiệp ô tô vào năm 2003. Từ đó, BYD đã trở thành thương hiệu ô tô hàng đầu ở Trung Quốc, đồng thời là nhà sản xuất pin xe điện lớn. Vào quý 4 năm 2023, BYD cuối cùng đã soán ngôi Tesla trở thành nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới, bán được nhiều xe điện hơn đối thủ của Elon Musk.

Charlie Munger bị ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. “Thật ngạc nhiên khi thấy người dân Trung Quốc đang học rất nhanh những điều mà chúng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới học được. Thế giới đang trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều”, Munger nói vào năm 2012.

Theo CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm