Tài chính

Trung Quốc trải qua ngày căng nhất vì COVID-19

Reuters dẫn số liệu của Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 14-11 cho biết nước này ghi nhận tổng cộng 16.072 ca mắc COVID-19 cộng đồng trong 24 giờ qua, tăng từ 14.761 ca một ngày trước đó và là con số cao kỷ lục kể từ ngày 25-4 năm nay.

Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu và Trịnh Châu đều trải qua "ngày căng nhất" vì COVID-19 cho đến nay. Bắc Kinh báo cáo 407 ca COVID-19 ngày 14-11, gần gấp đôi so với 235 ca một ngày trước đó.

Ở TP Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, số ca COVID-19 tăng từ 3.653 ca ngày 13-11 lên 4.065 ngày 14-11.

Trịnh Châu, trung tâm sản xuất lớn ở miền Trung Trung Quốc, cũng báo cáo 2.981 ca COVID-19 so với 2.642 ca một ngày trước đó.

TP Trùng Khánh với hơn 32 triệu dân có số ca COVID-19 tăng từ 1.820 ca lên 2.297 ca trong khoảng thời gian tương ứng.

Trung Quốc trải qua ngày căng nhất vì COVID-19 - Ảnh 1.
Trung Quốc trải qua ngày căng nhất vì COVID-19 - Ảnh 2.

Các nhân viên phòng chống dịch bệnh gần một toà nhà chung cư bị phong toả ở Bắc Kinh ngày 12-11. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, số ca COVID-19 tăng liên tục sau khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế khiến nhà chức trách nước này chịu nhiều áp lực hơn vì phải dập dịch nhưng tìm cách giảm thiểu tác động tiêu cực đối với người dân và nền kinh tế.

Cuối tuần trước, NHC cập nhật các biện pháp phòng chống COVID-19, bao gồm rút ngắn thời gian cách ly từ 10 ngày xuống còn 7 ngày.

Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc khó có thể mở cửa trở lại cho đến sau kỳ họp quốc hội tháng 3 năm sau.

"Hiện tại, số ca COVID-19 đang tăng lên ở các thành phố lớn như Quảng Châu và Trùng Khánh. Chính sách "không COVID-19" vẫn tiếp tục, cho thấy những rủi ro không đáng có đối với triển vọng tăng trưởng ngắn hạn" - ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ cảnh báo.

Cổ phiếu trong lĩnh vực tiêu dùng tiếp tục giảm vào ngày 14-11, trong khi cổ phiếu trong lĩnh vực du lịch và vận tải cũng đi xuống do số ca COVID-19 ở Trung Quốc tăng mạnh.

Tính đến ngày 14-11, Trung Quốc ghi nhận 273.762 ca mắc, 5.226 ca tử vong và 255.147 trường hợp phục hồi do COVID-19, theo trang web worldometers.info.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Trường hợp nào phải thưởng Tết?

Hỏi: 'Trường hợp nào doanh nghiệp buộc phải thưởng Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2023 cho người lao động?', Thanh Huy (TP Hồ Chí Minh).

Cổ phiếu "bank, chứng, thép" đua nhau về dưới mệnh giá, chấm dứt một chu kỳ tăng và chờ đợi nhịp sóng mới?

Về lý thuyết, mặt bằng lãi suất tăng khiến lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá tăng, khiến giá trị thực của cổ phiếu (theo các phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, dòng cổ tức, lợi nhuận thặng dư...) bị kéo giảm và trở nên kém hấp dẫn.

Đất nền ven đô sắp “đóng băng”?

Trái ngược với diễn biến sôi động trong giai đoạn 2016-2021 khi làn sóng đầu tư đổ dồn vào cuối năm thì hiện tại, thị trường đất nền ven đô đang trở nên ảm đạm, vắng bóng người đến xem đất.

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu?

Từ các quý trước, DN bất động sản đã tận dụng kênh vốn từ khách hàng qua việc nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai dự án để có thể mở bán; từ đó nhận các khoản trả trước từ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân.

Chỉ khi có quy hoạch 1/500 mới được chuyển mục đích sử dụng đất

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn ý kiến Đại biểu Quốc hội về một số nội dung quan trọng trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho rằng, chỉ khi nào có quy hoạch 1/500 thì mới cho triển khai chuyển mục đích sử dụng đất.