Tài chính

Giữa những "cơn bão" biến động, nhà đầu tư tìm thấy một hầm trú ẩn an toàn ở châu Á với TTCK tăng mạnh nhất thế giới năm 2022

Sự trở lại của nhà đầu tư ngoại đã thúc đẩy đà tăng của TTCK nước này. Chỉ số S&P BSE Sensex tiến sát mức tăng cao nhất mọi thời đại ở phiên thứ Sáu tuần trước, khi các tài sản rủi ro đều tăng giá nhờ lạm phát Mỹ hạ nhiệt. Xu hướng đầu tư nhỏ lẻ bùng nổ chưa từng có, nhu cầu trong nước mạnh mẽ đã giúp Ấn Độ là một trong những thị trường tăng mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, sự ổn định về chính trị cũng là yếu tố giúp Ấn Độ nổi trội hơn so với các thị trường mới nổi khác.

Vikas Pershad - giám đốc quỹ đầu tư chứng khoán châu Á tại M&G Investments, nhận định: “Giữa sự hỗn loạn của thị trường toàn cầu hiện nay, Ấn Độ đang phát ra những tín hiệu tích cực. Cơ hội ở thị trường này vẫn rất nhiều, dù được đánh giá theo nghĩa tuyệt đối hay tương đối. Chúng tôi nhận thấy khả năng thị trường này tiếp tục khởi sắc là khá cao.”

Tăng 6,1% trong năm nay, chỉ số Sensex đang có xu hướng tăng 7 năm liên tiếp. Mức tăng này lớn nhất trong số các chỉ số chính ở những nước có thị trường chứng khoán trị giá ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, MSCI Emerging Markets Index đã giảm tới 23% trong năm nay, còn MSCI All-Country World Index mất 18%.

Giữa những cơn bão biến động, nhà đầu tư tìm thấy một hầm trú ẩn an toàn ở châu Á với TTCK tăng mạnh nhất thế giới năm 2022 - Ảnh 1.

MSCI India Index cho thấy TTCK Ấn Độ chuẩn bị "vượt mặt" các thị trường khác.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư nhỏ lẻ trong nước đã hỗ trợ thị trường Ấn Độ hồi đầu năm nay, khi dòng tiền ngoại ồ ạt bị rút ra vì Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên, TTCK đã hồi phục mạnh mẽ từ mức thấp nhất của năm nay vào tháng 6, nhờ khối ngoại quay trở lại. Ngoài ra, lợi nhuận doanh nghiệp ở mức cao trong quý III cũng thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư vào đà hồi phục của nền kinht ế.

Gần đây, Ấn Độ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg, GDP nước này được dự báo sẽ tăng 7% trong năm tài khoá 2023.

Ấn Độ cũng là quốc gia hưởng lợi từ việc TTCK Trung Quốc lao dốc, vốn khiến các quỹ đầu tư toàn cầu hoang mang. Trong khi khối ngoại mạnh tay bán cổ phiếu Trung Quốc vào tháng 10, thì dòng vốn lại đổ vào TTCK Ấn Độ. Khối ngoại đã mua ròng 2,5 tỷ USD chứng khoán Ấn Độ trong quý này, sau khi rót 6 tỷ USD trong 3 tháng trước đó.

Ray Sharma-Ong - giám đốc đầu tư bộ phận giải pháp đa tài sản tại abrdn plc., cho hay: “Từ góc độ phân bổ tài sản, chúng tôi nhận thấy chứng khoán Ấn Độ là kênh đầu tư giúp đa dạng hoá khi thị trường Trung Quốc có nhiều rủi ro. Chúng tôi cũng cho rằng TTCK Ấn Độ khá ổn định trong môi trường hiện tại.”

Xu hướng của dòng vốn - cả dòng tiền nhỏ lẻ trong nước và nước ngoài, cùng phản ứng của nhà đầu tư về động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) có thể là chìa khoá cho triển vọng của thị trường.

Giữa những cơn bão biến động, nhà đầu tư tìm thấy một hầm trú ẩn an toàn ở châu Á với TTCK tăng mạnh nhất thế giới năm 2022 - Ảnh 2.

MSCI India giữ khoảng cách rất lớn so với MSCI China và MSCI Emerging Markets.

Trong khi đó, TTCK Trung Quốc đã trải qua đà hồi phục mạnh mẽ trong tháng 11, khi có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể nới lỏng chính sách zero Covid. Đà tăng đã tiếp tục diễn ra vào phiên 14/11 khi cổ phiếu nhóm bất động sản thăng hoa, nhờ giới chức công bố kế hoạch giải cứu.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã trở thành những điểm “nhức nhối” với nhà đầu tư. Bởi vậy, những động thái mới của giới chức nước này có thể sẽ thu hút dòng vốn trở lại Trung Quốc và tác động đến nhu cầu với tài sản của Ấn Độ.

Sat Duhra - giám đốc quỹ đầu tư tại Janus Henderson Investors, cho biết: “Giá dầu tăng cũng là một rủi ro lớn.” Ấn Độ nhập khẩu gần 3/4 lượng dầu trong nước và theo đó trở thành một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất châu Á nếu giá tăng cao hơn. Ông nói thêm rằng, trước những rủi ro như vậy, thì khó có thể thấy chứng khoán Ấn Độ có định giá cao hơn hiện tại.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng hiệu suất của thị trường Ấn Độ sẽ được hỗ trợ bởi những nguyên tắc cơ bản như nhân khẩu học thuận lợi, đây chính là trọng tâm của một nền kinh tế định hướng sản xuất trong nước. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích của chính phủ cũng đang thu hút các doanh nghiệp nước ngoài như nhà máy sản xuất iPhone, thúc đẩy sản lượng trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tushar Pradhan - CIO của HSBC Asset Management tại Ấn Độ, cho biết: “Với tất cả những vấn đề đang diễn ra trên toàn cầu, Ấn Độ là một ‘hầm trú ẩn an toàn’. Thu nhập bình quân đầu người ở nơi này sẽ tăng cao hơn. Khi đạt đến mức đó - điều mà Trung Quốc đã có từ 20 năm trước, thì 10-20 năm tới là thời kỳ thu nhập sẽ tăng đáng kể ở Ấn Độ.”

Morgan Stanley dự báo GDP Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi lên hơn 7,5 nghìn tỷ USD vào năm 2031 và vốn hoá TTCK cũng tăng hơn 11% lên 10 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, vào tháng 10, nhà đầu tư ngoại đã đổ khoảng 1,1 nghìn tỷ USD vào các quỹ cổ phiếu, đánh dấu tháng thứ 20 liên tiếp đón nhận dòng inflow.

Tham khảo Bloomberg 

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Trường hợp nào phải thưởng Tết?

Hỏi: 'Trường hợp nào doanh nghiệp buộc phải thưởng Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2023 cho người lao động?', Thanh Huy (TP Hồ Chí Minh).

Cổ phiếu "bank, chứng, thép" đua nhau về dưới mệnh giá, chấm dứt một chu kỳ tăng và chờ đợi nhịp sóng mới?

Về lý thuyết, mặt bằng lãi suất tăng khiến lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá tăng, khiến giá trị thực của cổ phiếu (theo các phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, dòng cổ tức, lợi nhuận thặng dư...) bị kéo giảm và trở nên kém hấp dẫn.

Đất nền ven đô sắp “đóng băng”?

Trái ngược với diễn biến sôi động trong giai đoạn 2016-2021 khi làn sóng đầu tư đổ dồn vào cuối năm thì hiện tại, thị trường đất nền ven đô đang trở nên ảm đạm, vắng bóng người đến xem đất.

Doanh nghiệp bất động sản giữa áp lực “xoay vốn”: Trong quý 3, Novaland, Nam Long, Phát Đạt… tìm kiếm dòng vốn từ đâu?

Từ các quý trước, DN bất động sản đã tận dụng kênh vốn từ khách hàng qua việc nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai dự án để có thể mở bán; từ đó nhận các khoản trả trước từ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân.

Chỉ khi có quy hoạch 1/500 mới được chuyển mục đích sử dụng đất

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn ý kiến Đại biểu Quốc hội về một số nội dung quan trọng trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho rằng, chỉ khi nào có quy hoạch 1/500 thì mới cho triển khai chuyển mục đích sử dụng đất.