Xã hội

Trung Quốc ồ ạt mua tôm Việt

Tóm tắt:
  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 204 triệu USD, tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Tôm chân trắng chiếm 344 triệu USD, tăng 15%; tôm sú giảm 5% còn 45 triệu USD.
  • Nhóm tôm khác, bao gồm tôm hùm, tăng trưởng mạnh với 216 triệu USD, tăng 222%.
  • Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, vượt Mỹ trong năm 2024.
  • Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4-4,3 tỷ USD trong năm nay nhờ mở rộng thị trường.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 605 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tôm chân trắng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị xuất khẩu 344 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, tôm sú đạt 45 triệu USD, giảm 5%. Nhóm tôm khác như tôm hùm, tôm càng xanh... đạt mức xuất khẩu 216 triệu USD, tăng 222%.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam với giá trị đạt 204 triệu USD, chiếm 34% và tăng mạnh 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo hiệp hội, mức tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu là nhờ doanh số xuất tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm.

Hiện tôm chiếm 24% tổng khối lượng và 41% giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Tôm là mặt hàng thủy sản phổ biến nhất trên các nền tảng mua sắm trực tuyến tại quốc gia này. Người dân các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ tôm nhiều hơn các khu vực khác.

Trung Quốc ồ ạt mua tôm Việt - 1

Tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, trong khi tôm sú và tôm chân trắng có xu hướng giảm (Ảnh: Toàn Vũ).

Trước đó, trong năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 843 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023. Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 77 triệu USD, tăng 7%. VASEP đánh giá xuất khẩu tôm sang Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Hiệp hội cũng cho biết người tiêu dùng Mỹ đang tỏ ra lo ngại về việc thuế nhập khẩu chưa rõ ràng có thể làm tăng giá các sản phẩm hải sản, bao gồm cả tôm. Điều này, kết hợp với lạm phát, đã dẫn đến việc người dân giảm chi tiêu cho hải sản trong đó có tôm...

Bên cạnh đó, mùa chay đến muộn cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ. Dù gặp khó khăn trong ngắn hạn, hiệp hội cho rằng nhu cầu từ người dân Mỹ có thể phục hồi nếu lạm phát và thuế nhập khẩu ổn định.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4-4,3 tỷ USD. VASEP nhận định xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc...

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.