Những người muốn kiểm soát cân nặng thường phải chú ý rất nhiều điều trong quá tập luyện hay ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bận chú ý đến loại thực phẩm hay lượng calo nạp vào cơ thể mà quên mất thời gian ăn uống cũng rất quan trọng. Theo bác sĩ Lại Hiểu Dương, trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong 1 ngày sẽ có 2 khung thời gian được gọi là “thời điểm béo” mà bất cứ ai đang nỗ lực lấy lại vóc dáng thon gọn đều cần chú ý.
“Thời điểm béo” không có nghĩa là bạn sẽ tăng cân nếu ăn uống vào khung thời gian này, mà đó là thời gian chúng ta dễ dễ có cảm giác đói hơn. Khi cơ thể có cảm giác đói, con người thường có xu hướng ăn nhiều hơn và dễ mất kiểm soát. Điều này khiến cho chúng ta dễ tăng cân sau một thời gian nạp nhiều thực phẩm trong “thời điểm béo”. Ngoài ra, vì “thời điểm béo” thường nằm trước giờ ăn bữa chính, nên việc ăn vào thời điểm này sẽ dễ khiến giờ ăn trưa hoặc ăn tối bị đẩy muộn hơn, các bữa ăn liên tục và sai giờ sẽ khiến lượng calo dư thừa, dễ dẫn đến tăng cân.
Vì vậy, bác sĩ Lại Hiểu Dương khuyến cáo mọi người nên chú ý không nên ăn vặt hoặc bổ sung bữa phụ khi cảm thấy đói vào các khung giờ của “thời điểm béo” là: 10h - 11h và 16h - 17h. Thay vào đó, chúng ta nên ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa sáng và cũng không ăn tối quá muộn để tránh bị tăng cân nhanh hơn.
Bác sĩ Lại Hiểu Dương khuyến nghị 2 phương pháp kiểm soát cơn đói hiệu quả trong “thời điểm béo” này:
Ngoài việc hạn chế ăn bất cứ khi nào thấy đói, chăm vận động, còn rất nhiều thói quen đơn giản trong cuộc sống có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Để vừa giữ được cân nặng lý tưởng, vừa có sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, hãy thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân ngay từ hôm nay.
Chỉ ăn no từ 70 - 80%
Việc tăng cân đôi khi chỉ xuất phát từ thói quen ăn nhiều hơn vài miếng mỗi ngày. Các bác sĩ thường khuyên mọi người chỉ nên ăn đến mức vừa đủ và không nên ăn quá no vào mỗi bữa trong ngày. Thói quen tốt nhất là chỉ ăn no ở mức từ 70 - 80%. Đây cũng là một trong những phương pháp giữ dáng và tăng cường tuổi thọ đáng học hỏi của người Nhật Bản.
Một bữa ăn thịnh soạn, bày đầy đĩa lớn với những món ngon luôn khiến chúng ta muốn ngồi vào bàn ngay ngay lập tức. Nhưng ở các bữa ăn trong gia đình hay nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ thấy mỗi loại đồ ăn chỉ có vài miếng và được đựng trong bát đĩa nhỏ. Điều này giúp họ kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và hầu hết người Nhật cũng tin rằng chỉ ăn no 70% là tốt cho sức khỏe nhất.
Tuy các món ăn thường có một lượng ít ỏi, nhưng bữa ăn của người Nhật sẽ thường có 4-6 loại thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thói quen ăn “ít” nhưng “đủ” giúp họ có đủ năng lượng để làm việc mà dạ dày vẫn không bị quá tải, giảm nguy cơ béo phì khi ngồi làm việc cả ngày và ít vận động.
Ăn chậm nhai chậm
Không phải bỗng dưng mà ông bà ta có câu “nhai kỹ no lâu”. Việc ăn và nhai chậm rãi, từ tốn giúp dạ dày và não cảm nhận được cảm giác no cùng lúc. Thông thường, não chúng ta cần khoảng 20 phút để nhận biết rằng dạ dày đã no. Ăn quá nhanh có thể dẫn đến việc bản thân không nhận ra mình đã no, dẫn đến quá nhiều. Việc ăn quá nhanh còn làm mệt mỏi hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, bao gồm: Béo phì, cholesterol cao, huyết áp và đường huyết tăng, hội chứng này cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Uống đủ nước
Nước là một phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta. Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, những người thừa cân uống 1-1,5 lít nước mỗi ngày trong thời gian vài tuần sẽ có trọng lượng, chỉ số BMI và vòng eo, cũng như lượng mỡ trong cơ thể giảm đi đáng kể.
Các chuyên gia khuyến cáo nên đảm bảo uống đủ 6 đến 8 ly nước (khoảng 1,5 - 2 lít) mỗi ngày. Nếu không thích hoặc cảm thấy nước lọc khó uống, bạn có thể thêm vài lát chanh tươi hoặc lá bạc hà để tạo mùi thơm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay bằng trà hoặc sữa không đường, đều là những thức uống tốt cho sức khỏe.