Xã hội

Trình Quốc hội thông qua nghị quyết về kinh tế tư nhân

Tóm tắt:
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách để hoàn thiện dự thảo nghị quyết về kinh tế tư nhân.
  • Các ý kiến tập trung vào thanh tra, kiểm tra DN, rút gọn thủ tục phá sản và xử lý sai phạm sản xuất kinh doanh.
  • Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết chiến lược phát triển KHCN, kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế, đổi mới pháp luật.
  • Nghị quyết cần giải quyết vấn đề cấp bách, tạo cơ chế đòn bẩy, phát huy tinh thần tự lực, tự cường phát triển kinh tế tư nhân.
  • Thủ tướng chỉ đạo cụ thể hóa chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ, đơn giản hóa thủ tục, xóa bỏ cơ chế xin cho và hoàn thành trước 18.5.

Tại cuộc làm việc, các ý kiến tập trung thảo luận, góp ý vào nội dung, đặc biệt là các nhóm chính sách cụ thể trong dự thảo, như nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh; rút gọn thủ tục phá sản; nguyên tắc xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Quốc hội thông qua nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân , thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai Nghị quyết 68

ẢNH: NHẬT BẮC

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đòi hỏi phải nhanh nhạy, linh hoạt, kịp thời, phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả. Chính phủ đã trình Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết về "bộ tứ chiến lược", gồm nghị quyết 57, 59, 66 và 68 về đột phá phát triển KHCN, hội nhập quốc tế, đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, việc xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội cần tập trung vào những vấn đề cấp thiết cần giải quyết ngay, được người dân và DN quan tâm nhất, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, nhưng chưa có trong các dự án luật.

Các cơ chế, chính sách phải mang tính "đòn bẩy, điểm tựa", sát tình hình, phù hợp với điều kiện hiện nay, tạo tâm lý hứng khởi, phát huy tinh thần tự tin, tự lực, tự cường, tự hào trong vươn lên phát triển. "Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của đất nước ta trong kỷ nguyên mới", Thủ tướng nhấn mạnh.

Để phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, Nhà nước phải kiến tạo, con người là nền tảng, DN là trung tâm, là chủ thể và thể chế, cơ chế, chính sách là động lực. Theo đó, phải có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân. Tạo xu thế, phong trào phát triển doanh nghiệp tư nhân; mọi người, mọi nhà thi đua khởi nghiệp, thi đua làm giàu chính đáng.

Đặc biệt, xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tập đoàn kinh tế lớn tham gia các chuỗi cung ứng toàn đầu, trở thành các tập đoàn đa quốc gia. Khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành DN, DN siêu nhỏ thành DN nhỏ, DN nhỏ thành DN lớn và DN lớn trở thành DN lớn hơn.

Thủ tướng cũng chỉ đạo cần làm rõ hơn nội dung về giao nhiệm vụ, đặt hàng DN tinh thần là phải "đúng vai, thuộc bài". Để người dân, DN yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm".

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý tính toán thêm nội dung về bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ; khuyến khích Quỹ đầu tư tư nhân; các thủ tục đăng ký, giải thể DN đơn giản nhất, nhanh nhất, chi phí rẻ nhất và đặc biệt là xóa bỏ cơ chế xin cho. Làm rõ hơn chính sách thuế theo hướng đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích phát triển DN.

Về tiến độ, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến cộng đồng DN, các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành để trình Quốc hội thông qua trước ngày 18.5.

Các tin khác

Khi các hãng hàng không bán ‘hàng xén’ thu tiền tỷ

Bán vé máy bay kèm sớ cúng, đồ lễ; bán trà sữa; bán đá lạnh… là những món hàng tưởng chỉ có tại các chợ truyền thống, nhưng nay được nhiều hãng hàng không thực hiện. Điều đáng nói, doanh thu từ “tiệm tạp hóa trên mây” không nhỏ chút nào.

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Tây Ninh - Vùng biên mở lối: Sáp nhập để cất cánh

Khi câu chuyện sáp nhập tỉnh được đặt ra, không ít người lo ngại sẽ mất đi "tính riêng" của từng địa phương. Nhưng với Tây Ninh và Long An, hai tỉnh giáp ranh với nhiều điểm tương đồng, hứa hẹn việc hợp nhất có thể là bước nhảy chiến lược.

Gen Z - thế hệ cả tin

Gen Z được đánh giá là những người thường thất bại trong việc phân biệt sự thật và hư cấu trong thế giới mạng Internet.

Cổ tích ở Trường Sa: Sống chết cùng nhau

Cựu chiến binh Nguyễn Quang Hợi năm nay 66 tuổi, trẻ nhất trong 7 người trôi dạt trên biển Trường Sa, nhưng là chiến sĩ đầu tiên đổ bộ lên đóng giữ đảo Phan Vinh.

Sự thật việc sầu riêng Việt Nam mất ‘ngôi vương’

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tỷ đô của nông sản Việt Nam, xuất khẩu sầu riêng từ đầu năm đến nay chỉ đạt 20% kế hoạch. Tình hình này không chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung của ngành mà còn kéo theo giá trị thị trường sầu riêng trong nước giảm mạnh.