Tài chính

Trình Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank thêm 17.100 tỷ đồng

 Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đoàn Thái Sơn. (Ảnh: Sài Gòn Giải phóng).

Trong phiên họp sáng 13/5 củaỦy ban Thường vụ Quốc hội,Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đoàn Thái Sơn đã trình bày tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Phó Thống đốc cho biết quy mô vốn điều lệ của Agribank đến thời điểm 31/12/2022 là ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Do đó, với kế hoạch tăng trưởng quy mô vốn hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần, nếu Agribank không được tăng vốn thì sẽ không thể đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng, đặc biệt với ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như Agribank.

Theo Phó Thống đốc, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp tăng quy mô vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt ở mức tối thiểu 8% theo đúng quy định; nâng cao năng lực tài chính, mở rộng kinh doanh, gia tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế;...

Đồng thời, để đáp ứng các tỷ lệ an toàn quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Agribank cần phải bổ mức vốn tự có là 46.798 tỷ đồng. 

Theo đó, căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật 69/2014/QH13 và Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng. 

Chính phủ đề xuất nguồn bổ sung vốn điều lệ của Agribank từ dự toán chi ngân sách trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 70/2022/QH15. Phần còn lại được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.

Là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Agribank có một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank luôn chiếm thị phần lớn nhất hệ thống về dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (khoảng 14%); chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông” và triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách và 02 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Quốc hội chỉ quyết định chủ trương, quyết định đầu tư là của Chính phủ

Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đãđề nghị làm rõ trách nhiệm trong chậm trình nội dung bổ sung vốn cho Agribank.

Ông Huệ cho biết chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đã có từ khóa 14. Riêng trong giai đoạn 2021-2023, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã có quy định, sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 để thực hiện Nghị quyết số 43 trong đó quy định NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ Agribank trong quý 1/2022. Nhưng đến nay đã sang quý II/2023 mới trình.

Chủ tịch Quốc hội cho biết một số nội dung còn chưa rõ theo đó đây là trình để Quốc hội quyết định việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank hay là chủ trương đầu tư vốn điều lệ. 

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, Quốc hội chỉ quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư; còn quyết định đầu tư là của Chính phủ. 

Mặt khác, tổng số dự kiến bổ sung vốn hơn 17.000 tỷ động nhưng chỉ bố trí từ ngân sách nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng, số còn lại chuyển từ xuất cấp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề việc trình Quốc hội quyết định một số tiền mà chưa có trong dự toán liệu có đúng thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan làm rõ theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, của Chính phủ, của NHNN, cũng như các vấn đề liên quan đến việc hạch toán, kế toán…Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trình ban hành nghị quyết nhưng hồ sơ trình lại không có dự thảo nghị quyết, gây khó khăn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

 

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.