Kinh doanh

Trina Solar nhận thấy tiềm năng lớn về thị trường năng lượng mặt trời tại Indonesia

JAKARTA, Indonesia, 3/3/2023 /PRNewswire/ -- Trina Solar, nhà cung cấp giải pháp tổng thể về năng lượng thông minh và quang điện hàng đầu thế giới, nhận thấy tiềm năng rất lớn của Indenesia về năng lượng mặt trời và đây cũng chính là nguồn năng lượng tái tạo tốt nhất đáp ứng các mục tiêu quốc gia.

Trina Solar_ Yabes Supit (Giám đốc kinh doanh Indonesia) và Elva Wang (Giám đốc khu vực Đông Nam Á)
Trina Solar_ Yabes Supit (Giám đốc kinh doanh Indonesia) và Elva Wang (Giám đốc khu vực Đông Nam Á)

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đạt 23% năng lượng tái tạo trong tổng số năng lượng vào năm 2025 và 31% vào năm 2050.

Năng lượng tái tạo hiện nay chiếm 11-14% tổng số năng lượng của Indonesia. Nhưng thách thức đối với Indonesia là đảm bảo tăng trưởng năng lượng tái tạo không chỉ theo kịp mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng - khi dân số và nền kinh tế tăng trưởng - mà còn phải vượt mức đó để Indonesia có thể đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo của mình.

Triển vọng chuyển tiếp năng lượng của Indonesia, một báo cáo do Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia phát hành vào tháng 10 năm ngoái, dự báo dân số Indonesia sẽ đạt 335 triệu người trong vòng ba thập kỷ tới. Báo cáo cũng dự báo nhu cầu điện sẽ tăng ít nhất 5 lần tới hơn 1.700 terawatt/giờ (TWh) vào năm 2050.

Báo cáo khuyến nghị mở rộng quy mô các nguồn năng lượng tái tạo chính như năng lượng mặt trời. Than vẫn chiếm hơn 40% tổng số năng lượng của Indonesia và 60% nguyên liệu sản xuất điện. Trong khi đó, năng lượng mặt trời chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với thủy điện và địa nhiệt.

Tỉ lệ phân bổ này đang đi ngược lại với xu hướng toàn cầu. IRENA cho biết thế giới vào năm 2021 đã tạo được thêm gần 257 gigawatt (GW) năng lượng tái tạo; trong đó 133 GW từ năng lượng mặt trời. Theo IRENA, công suất năng lượng mặt trời của Indonesia năm 2021 đã tăng 14% từ 185 megawatt (MW) lên tới 211MW. Indonesia đứng thứ 7 Đông Nam Á về năng lượng mặt trời.

Công suất năng lượng mặt trời tại Đông Nam Á tính đến cuối năm 2021


Quốc gia

Công suất năng lượng mặt trời (MW)

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước

1

Việt Nam

16.600

0 %

2

Thái Lan

3.049

2 %

3

Malaysia

1.787

20 %

4

Philippines

1.370

29 %

5

Singapore

433

15 %

6

Campuchia

428

36 %

7

Indonesia

211

14 %

Nguồn: Báo cáo số liệu về Công suất năng lượng tái tạo của IRENA

Elva Wang, Giám đốc Trina Solar khu vực Đông Nam Á cho biết: "Để có thể chuyển đổi sang năng lượng sạch và đạt được mục tiêu, Indonesia phải đẩy nhanh việc triển khai sử dụng năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời là lựa chọn hoàn toàn phù hợp vì đây là nguồn tài nguyên sẵn có và có thể khai thác nhanh chóng. Indonesia là thị trường năng lượng mặt trời lớn chưa được khai thác. Chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn về mô-đun năng lượng mặt trời, máy theo dõi và các giải pháp tích hợp hàng đầu thị trường".

Có thể lắp đặt nhanh chóng các mô-đun năng lượng mặt trời trên mái nhà và khu đất trống. Trina Solar phục vụ tất cả các phân khúc thị trường: dân cư, thương mại và công nghiệp (C&I) và quy mô lớn. Solar cho phép các hộ dân cư và doanh nghiệp C&I tự do đáp ứng nhu cầu năng lượng, giảm thiểu tăng giá điện, đồng thời góp phần vào việc chuyển đổi năng lượng tái tạo và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Mô-đun năng lượng mặt trời là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất, mang lại chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) thấp hơn. Sản lượng điện năng của các mô-đun đã tăng lên đáng kể. Năm 2009, các mô-đun mới trung bình tạo ra 290W, nhưng hiện nay các mô-đun công suất cao đã có thể tạo ra hơn 500W.

Trong khi đó, chi phí mô-đun đã giảm nhờ công nghệ sản xuất tốt hơn và "nền kinh tế theo quy mô". Hiện nay, năng lượng mặt trời đã đạt được hiệu quả kinh tế tương đương với các nguồn năng lượng truyền thống tại nhiều thị trường; cung cấp chi phí điện thấp hơn so với lưới điện.

Để Indonesia đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 23% tổng số năng lượng vào năm 2025, cần phải có một giải pháp ngay tức thời và phải triển khai một cách nhanh chóng. Năng lượng mặt trời trên mái nhà có thể được khai thác trong vài ngày. Trong khi đó, các trang trại năng lượng mặt trời cũng có thể được phát triển nhanh hơn nhiều so với các dạng năng lượng tái tạo khác. Các mô-đun có công suất và hiệu suất cao cùng với các thiết bị theo dõi nhằm nâng cao khả năng sản xuất điện năng của Trina Solar đang hiện có trên thị trường.

Trina Solar Vertex DE19R - dùng cho thương mại và công nghiệp - sử dụng các tấm pin dài 210mm, có công suất tối đa lên đến 580W và hiệu suất tối đa 21,5%.

Trina Solar đã làm việc với các đối tác Indonesia, bao gồm các nhà lắp đặt và nhà phân phối, để giúp lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái cho các doanh nghiệp. Các công ty C&I rất ưa thích năng lượng mặt trời vì có thể tận dụng không gian không sử dụng trên mái nhà để phát điện.

Trina Solar cũng có kế hoạch triển khai mô-đun mới Trina Solar Vertex N NEG19RC.20 vào Indonesia cho các dự án quy mô lớn. Mô-đun này cũng có thể được sử dụng cho các dự án C&I.

 Vertex N NEG19RC.20 có điện áp thấp, mang lại hiệu quả cao hơn và chi phí cân bằng hệ thống (BOS) thấp hơn. Tuy nhiên, mô-đun này lại có công suất cao do có Công nghệ 210.

Các tấm pin năng lượng mặt trời dài 210mm vốn tích nhiều năng lượng hơn so với các tấm pin nhỏ hơn loại trước. Bên cạnh Công nghệ 210, mô-đun này còn tích hợp các công nghệ dẫn đầu thị trường khác như multi-busbar để hấp thụ nhiều ánh sáng hơn; các pin được tạo ra bằng công nghệ cắt không phá hủy; đồng thời sử dụng phương pháp gắn kết mật độ cao để tối đa hóa diện tích bề mặt của mô-đun.

Mô-đun mới Vertex N NEG19RC.20 có công suất điện năng tối đa lên đến 590W và hiệu suất tối đa lên đến 21,8%. Đây là mô-đun hai mặt kính có sẵn dưới dạng một mặt hoặc hai mặt.

Trina Solar là nhà sản xuất duy nhất cùng sản xuất mô-đun và thiết bị theo dõi. Thương hiệu này tạo ra những "thiết bị theo dõi thông minh": Vanguard 1P và Vanguard 2P. Các thiết bị này được thiết kế với khả năng thích ứng cao và có thể được sử dụng trên các địa hình khác nhau trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định và năng suất năng lượng cao.

Một nghiên cứu của Đại học Surabaya được công bố năm nay cho thấy các mô-đun ở Jakarta có các thiết bị theo dõi sẽ cung cấp thêm khoảng 21 phần trăm điện năng so với kết cấu nghiêng cố định. 

Indonesia đứng thứ 7 Đông Nam Á về công suất lắp đặt năng lượng mặt trời. Thách thức của Indonesia là phải nhanh chóng lắp đặt năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu cho năm 2025 và 2050. Các mô-đun có công suất và hiệu suất cao của Trina Solar - cũng như công nghệ theo dõi tiên tiến - là một trong những lựa chọn có thể được triển khai nhanh chóng và dễ dàng để giúp Indonesia đạt được mục tiêu quốc gia. 

Giới thiệu về Trina Solar (688599. SH)

Được thành lập vào năm 1997, Trina Solar là nhà cung cấp giải pháp tổng thể về năng lượng thông minh và quang điện hàng đầu thế giới. Công ty tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm PV; phát triển dự án PV, EPC, O&M; phát triển và bán các hệ thống bổ sung đa năng lượng và lưới vi mô thông minh, cũng như vận hành nền tảng đám mây năng lượng. Năm 2018, Trina Solar cho ra mắt thương hiệu Energy IoT, thành lập Liên minh phát triển công nghiệp Trina Energy IoT cùng với các doanh nghiệp và viện nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, đồng thời thành lập Trung tâm đổi mới công nghiệp IoT năng lượng mới. Với những động thái này, Trina Solar cam kết hợp tác với các đối tác để xây dựng hệ sinh thái IoT năng lượng và phát triển một nền tảng đổi mới giúp khám phá IoT năng lượng mới trong nỗ lực trở thành công ty dẫn đầu về năng lượng thông minh toàn cầu. Vào tháng 6/2020, Trina Solar được niêm yết chính thức trên Thị trường STAR của Sàn giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.trinasolar.com.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm