BARCELONA, Tây Ban Nha, 03/03/2023 /PRNewswire/ -- Huawei đã cho ra mắt Giải pháp kết nối toàn diện 2.0 tại Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) 2023. Buổi lễ ra mắt nằm trong phiên "Thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số dịch vụ công", hội tụ các chuyên gia dịch vụ công. Phiên họp tập trung vào các xu hướng chuyển đổi số trong các lĩnh vực, tìm cách thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hong-Eng Koh, Giám đốc khoa học ngành dịch vụ công toàn cầu của Huawei, giới thiệu giải pháp Kết nối toàn diện 2.0
Thúc đẩy hòa nhập kỹ thuật số với kết nối toàn cầu
Mặc dù khả năng tiếp cận kết nối ngày càng tăng, vẫn có tới 400 triệu người trên thế giới chưa được truy cập vào các mạng băng thông rộng di động (khoảng 5% dân số). Tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, dân cư nông thôn được tiếp cận với Internet di động thấp hơn 33% so với dân cư thành thị.
Do đó, các chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra chiến lược nhằm kết nối các khu vực nông thôn bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các vùng sâu vùng xa. Mục tiêu cuối cùng là để cung cấp dịch vụ kỹ thuật số toàn diện và công bằng, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.
Giải pháp của Huawei rất cần thiết đối với các quốc gia đang tìm cách thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Andrew Zhang, Phó chủ tịch Khu vực công Huawei, giải thích: "Là nhà cung cấp công nghệ truyền thông thông tin hàng đầu thế giới, Huawei đã hỗ trợ nhiều chính phủ trong việc chuyển đổi kỹ thuật số. Các giải pháp sáng tạo của chúng tôi có thể giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, cho phép kết nối toàn diện, đưa thế giới kỹ thuật số đến với mọi người".
Tại MWC 2023, Huawei đã cho ra mắt giải pháp Kết nối toàn diện 2.0, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới ở các vùng sâu vùng xa có địa hình phức tạp. Giải pháp kết hợp datacom, mạng quang và các sản phẩm không dây, được thiết kế để đưa kết nối tới các vùng nông thôn và vùng núi xa xôi.
Mục tiêu của Kết nối toàn diện 2.0 là giảm chi phí xây dựng mạng và tăng tốc độ triển khai, thúc đẩy thông tin hóa quốc gia nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Kết nối này giúp các chính phủ trên khắp thế giới cải thiện quá trình cung cấp dịch vụ và chất lượng cuộc sống tại những khu vực khó tiếp cận.
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số dịch vụ công
Ngày nay, các dịch vụ công phải tập trung vào con người. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng "đám mây + mạng" thông qua thiết kế cấp cao để cung cấp các dịch vụ công kỹ thuật số toàn diện cho người dân và đạt được kết nối xuyên suốt là điều tất yếu.
Kiến trúc tích hợp "đám mây + mạng" cho phép khu vực công trao đổi dữ liệu dễ dàng và an toàn giữa các mạng và khu vực, cung cấp các dịch vụ một cửa cho người dân. Đồng thời, kiến trúc này có thể tạo ra một môi trường truyền dữ liệu tập trung, an toàn và đáng tin cậy để các cơ quan chính phủ kết nối và tăng hiệu quả hợp tác. Mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả quản trị cao hơn.
Hong-Eng Koh, Giám đốc khoa học ngành dịch vụ công toàn cầu của Huawei cho biết: "Huawei hỗ trợ chính phủ, khách hàng giáo dục và y tế trên toàn cầu trên hành trình chuyển đổi kỹ thuật số thông qua các công nghệ toàn diện bao gồm 5G, F5G, đám mây, dữ liệu lớn và AI. Chúng tôi giúp khách hàng trong những nhiệm vụ quan trọng, kết nối chặng cuối, từ đó đạt được mục tiêu trong xã hội kỹ thuật số, kinh tế kỹ thuật số và chính phủ kỹ thuật số".
Chris Baryomunsi, Bộ trưởng Bộ CNTT-TT và Chỉ đạo Quốc gia tại Uganda cho biết: "Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh, phổ biến trên khắp đất nước, chính phủ đã nỗ lực hướng tới việc mở rộng số hóa quốc gia trong một số lĩnh vực, nhằm giải phóng tác động theo cấp số nhân của CNTT-TT đối với các ngành công nghiệp thứ cấp và dịch vụ liên quan có tác động to lớn đến nền kinh tế".
Sứ mệnh của Huawei đối với chính phủ và dịch vụ công là giúp các quốc gia và khu vực "Tăng cường hạ tầng số quốc gia, đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số dịch vụ công". Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các chính phủ trên khắp thế giới chuyển đổi kỹ thuật số.
Mọi thắc mắc về truyền thông, vui lòng liên hệ:
[email protected]