Sức khỏe

Trẻ sốt sau mắc COVID-19 từ 2-8 tuần, cha mẹ cần chú ý điều này

Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 16:00 07/04/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +49.124 9.972.725 42.677 31
1 Hà Nội +4.037 1.511.549 1.239 2
2 TP.HCM +1.075 599.173 20.342 0
3 Nghệ An +2.302 408.134 140 0
4 Phú Thọ +2.257 292.985 88 1
5 Yên Bái +2.230 129.303 12 0
6 Bắc Giang +2.160 340.929 95 0
7 Đắk Lắk +2.064 155.940 157 1
8 Quảng Ninh +1.968 318.203 138 1
9 Lào Cai +1.760 164.197 33 0
10 Vĩnh Phúc +1.590 350.050 19 0
11 Quảng Bình +1.494 115.267 74 0
12 Bắc Kạn +1.406 60.768 21 1
13 Bắc Ninh +1.357 332.439 127 0
14 Lạng Sơn +1.287 147.870 82 0
15 Tuyên Quang +1.167 141.696 14 0
16 Thái Bình +1.115 254.647 21 0
17 Cao Bằng +997 86.422 49 0
18 Thái Nguyên +977 172.789 106 0
19 Hải Dương +945 350.248 112 0
20 Hưng Yên +942 232.036 5 0
21 Hà Giang +902 114.955 77 0
22 Vĩnh Long +819 95.781 820 0
23 Sơn La +787 143.461 0 0
24 Lai Châu +781 68.416 0 0
25 Lâm Đồng +765 85.103 129 2
26 Quảng Trị +718 75.612 36 0
27 Bến Tre +702 93.173 483 4
28 Tây Ninh +691 132.768 865 0
29 Hà Tĩnh +651 43.837 45 0
30 Cà Mau +638 146.515 351 0
31 Hòa Bình +612 198.964 104 1
32 Bình Định +593 134.392 276 0
33 Hà Nam +570 78.668 61 0
34 Nam Định +569 288.559 148 0
35 Ninh Bình +563 93.515 89 0
36 Đà Nẵng +539 97.298 326 1
37 Bình Phước +526 113.760 212 0
38 Điện Biên +506 83.610 19 0
39 Bình Dương +413 380.044 3.456 2
40 Thừa Thiên Huế +399 44.313 172 0
41 Bà Rịa - Vũng Tàu +352 70.907 482 0
42 Phú Yên +312 50.428 125 1
43 Đắk Nông +276 50.683 46 1
44 Hải Phòng +271 117.757 135 0
45 Thanh Hóa +268 135.267 103 0
46 Quảng Nam +248 45.183 130 0
47 Trà Vinh +224 64.689 282 0
48 Bình Thuận +218 51.143 469 0
49 Khánh Hòa +184 116.406 360 2
50 Kiên Giang +162 38.892 983 4
51 An Giang +146 39.937 1.372 0
52 Đồng Nai +136 106.345 1.867 3
53 Bạc Liêu +114 45.678 462 1
54 Long An +108 47.883 991 0
55 Sóc Trăng +78 34.529 619 0
56 Kon Tum +47 25.887 0 0
57 Ninh Thuận +35 8.584 56 0
58 Đồng Tháp +32 50.068 1.026 0
59 Hậu Giang +17 17.394 222 0
60 Cần Thơ +17 49.276 939 0
61 Tiền Giang +5 35.788 1.238 0
62 Gia Lai 0 48.468 108 1
63 Quảng Ngãi 0 44.144 119 2

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 06/04/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

207.379.359

Số mũi tiêm hôm qua

144.240


TS.BS Lê Quỳnh Chi, Trưởng khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp cho biết trong 1-2 tuần gần đây, số lượng trẻ nhập viện do hội chứng MIS-C nhiều hơn, trước đây lẻ tẻ 2-3 ca/tuần, tối đa 5 ca/ngày, tuy nhiên hiện giờ một ngày có thể có đến 10 ca.

Những trường hợp nặng đe dọa tính mạng như biểu hiện sốc, suy giảm chức năng cơ tim nặng sẽ được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Những trẻ không có biểu hiện nặng như trên sẽ điều trị tại khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp. Đa phần trẻ đáp ứng tốt với điều trị.

Trẻ sốt sau mắc COVID-19 từ 2-8 tuần, cha mẹ cần chú ý điều này - 1

Bác sĩ thăm khám cho trẻ. (Ảnh: NP).

Trẻ mắc hội chứng này chủ yếu là trẻ lớn 6-12 tuổi, trẻ dưới 3 tuổi ít gặp hơn. Với hội chứng MIS-C một dấu hiệu chắc chắn là trẻ có sốt. Ngoài ra, còn kèm theo một số biểu hiện toàn thân, đa cơ quan như phát ban da, nổi hạch, mắt đỏ, rối loạn tiêu hóa đau bụng nôn, đi ngoài phân lỏng. Một số trẻ ho, môi đỏ, lưỡi gai, phù nề mu bàn tay, chân. Nặng hơn trẻ có thể rất mệt, có biểu hiện suy tuần hoàn, đau đầu, co giật, suy tim, rối loạn nhịp tim…

Tuy nhiên không phải trẻ nào mắc COVID-19 cũng bị hội chứng này, mà xuất hiện trên những trẻ có đáp ứng miễn dịch quá mức, cơ chế điều hòa miễn dịch bị rối loạn không kiểm soát được cơn bão cytokine.

Việc điều trị cần có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó vai trò chủ chốt là các thuốc điều hòa miễn dịch. MIS-C sẽ nặng nhất là các biến cố về suy tuần hoàn, giảm chức năng cơ tim, rối loạn nhịp tim và phình giãn động mạch vành. Vì thế, tại Bệnh viện Nhi trung ương thường phối hợp các chuyên khoa đặc biệt, chuyên khoa hồi sức, tim mạch… Trung bình sau 5-7 ngày điều trị, trẻ có thể ra viện.  

Nếu được điều trị sớm, hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt, diễn biến hồi phục nhanh. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp bệnh nhân MIS-C đều phải theo dõi đánh giá sau ít nhất 6 tháng đến một năm tùy từng bệnh nhân. Những ca nặng, có sốc hoặc ảnh hưởng đến tim từ khi nhập viện cần có sự theo dõi lâu dài, TS Chi cho biết.

Tất cả các trường hợp bệnh nhân MIS-C đều phải theo dõi đánh giá sau ít nhất 6 tháng đến một năm tùy từng bệnh nhân.

Ngoài ra, trẻ mắc thể nặng, có sốc, có tổn thương tim buộc phải dùng các thuốc điều hòa miễn dịch, tuy nhiên thuốc này khá đắt, hiện nay bảo hiểm y tế chưa chi trả. Vì thế, chi phí điều trị của bệnh nhân có thể lên đến hơn trăm triệu (vì thuốc tính theo cân nặng).

Trong khi đó, nếu bệnh nhân không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tổn thương tim, tổn thương mạch vành kéo dài. Đây là biến chứng nặng nề nhất.

Để phòng hội chứng này, theo BS tốt nhất là giảm lây nhiễm SARS-CoV-2, từ đó sẽ ngăn ngừa được kích hoạt hệ thống miễn dịch bất thường. Đây là bệnh xảy ra sau phơi nhiễm virus SARS-CoV-2, virus đã kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ phản ứng bất thường, làm tổn thương các mạch máu nhỏ, rối loạn điều hòa miễn dịch và cơn bão cytokine, gây  tổn thương đa cơ quan.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con có biểu hiện sốt sau 2-8 tuần mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Ngoài ra, trẻ có thể có thể có các biểu hiện khác như mắt đỏ, phát ban, nôn, đau bụng, sưng hạch, kèm theo bất cứ dấu hiệu gì khác thì cha mẹ nên đưa con đi khám sớm để xem có phải trẻ mắc hội chứng MIS-C không.

Các bác sĩ khi khám cũng phải vừa theo dõi đánh giá MIS-C vừa đánh giá các căn nguyên khác gây sốt như tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus vì có thể phối hợp. Đồng thời, chẩn đoán phân biệt với bệnh nhiễm trùng toàn thân, bệnh ác tính, bệnh tự miễn khác… Trẻ mắc hội chứng MIS-C cần điều trị càng sớm kết quả càng tốt, để muộn càng có nguy cơ bị sốc, suy giảm chức năng tim…

  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm