Xã hội

TP HCM sẽ phát triển hài hòa các phương thức vận tải và dịch vụ logistics

Các container nằm trong cảng Cát Lái. Ảnh:Hoàng Hải-TTXVN

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Kế hoạch số 12714/BGTVT-VT về phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân TP HCM triển khai nhóm các giải pháp rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư; cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa, trạm dừng nghỉ...).

Đặc biệt, TP HCM sẽ phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics như ưu tiên các hành lang vận tải đến các bến cảng thuộc cảng biển bao gồm các đường trục, đường vành đai kết nối với các bến cảng khu vực Cát Lái, Hiệp Phước và các bến cảng biển, cảng cạn theo quy hoạch.

Các hành lang kết nối TP HCM đến các vùng Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; kết nối TP HCM với các cửa khẩu hàng hóa như cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh, cảng cửa ngõ quốc tế Bà Rịa-Vũng Tàu.

Việc quy hoạch này sẽ giúp TP HCM tăng cường kết nối các phương thức vận tải để xuất nhập khẩu hàng hóa trong TP HCM đi nội địa và trung chuyển quốc tế, đồng thời tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) theo quy hoạch được duyệt làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics, TP HCM tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức.

Cụ thể, TP HCM sẽ thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa-quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.

Đồng thời tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các cảng đầu mối.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải, logistics, qua đó tạo điều kiện kết nối giữa đơn vị vận tải và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác, TP HCM sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải.

Đồng thời, chú trọng đầu tư phương tiện chở container trên đường thủy nội địa; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa…

Ngoài ra, TP HCM thực hiện lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với giao thông đô thị, bảo đảm giai đoạn 2022 - 2030 đạt được các mục tiêu: tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 25% và từ năm 2025 sẽ là 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Giai đoạn 2031 - 2050 tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 40%, từ năm 2030 tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh, đến năm 2050 là 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với TP HCM áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải; trạm dừng nghỉ, kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giao thông thông minh, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, triển khai đồng bộ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô…

"TP HCM cần nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn; nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường…", Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.