Khoa học

TP.HCM bị lún nhiều gấp 4 lần Jakarta

TP.HCM bị lún nhiều gấp 4 lần Jakarta  - Ảnh 1.

Người dân ở thủ đô Jakarta của Indonesia lội nước trong đợt ngập nghiêm trọng năm 2020 - Ảnh: USA TODAY

Ngày 20-9, báo Straits Times dẫn lời bà Cheryl Tay, một tác giả của nghiên cứu, nói rằng sự phát triển và đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố ven biển làm tăng việc lấy nước ngầm để phục vụ nhu cầu về nguồn nước.

Việc này góp phần khiến các thành phố bị lún nhanh chóng. Trong bối cảnh mực nước biển dâng đang là mối đe dọa toàn cầu, việc các thành phố bị lún càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Nghiên cứu của NTU có sự hợp tác của Đại học New Mexico, ETH Zurich, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA do Viện Công nghệ California (Mỹ) quản lý và đăng trên tạp chí Nature Sustainability.

Nghiên cứu theo dõi các 48 thành phố qua hình ảnh vệ tinh trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 cho thấy mức lún trung bình là 16,2mm mỗi năm, trong đó một số thành phố lún đến 43mm.

Hiện tại, nước biển trên toàn cầu dâng 3,7mm mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu so sánh các thành phố ven biển trên toàn thế giới và nhận thấy tốc độ sụt lún nhanh nhất là ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu, TP.HCM của Việt Nam lún với tốc độ 16,2mm mỗi năm trong khi thủ đô Jakarta của Indonesia lún 4,4mm/năm. Việc lấy nước ngầm là nguyên nhân lớn nhất gây lún tại hai thành phố này, trong khi tại TP.HCM việc nhiều tòa nhà tập trung tại những khu vực có nền yếu cũng góp phần gây lún.

Tại Singapore, mực nước biển trung bình đang tăng với tốc độ từ 3-4mm mỗi năm. Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Singapore vào năm 2020 cho thấy mực nước biển ở đây đã tăng 14cm so với mức trước năm 1970.

Bà Tay nhận định sự sụt lún kết hợp với nước biển dâng có thể khiến tình trạng ngập tại các thành phố ven biển diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng và kéo dài hơn trong những năm tới.

"Ngập lụt có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh và làm hư hại tài sản, cơ sở hạ tầng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, lũ lụt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh kế khi làm hư hại đất nông nghiệp và buộc người dân phải chuyển đi nơi khác", bà nói.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm