Khoa học

TP.HCM bị lún nhiều gấp 4 lần Jakarta

TP.HCM bị lún nhiều gấp 4 lần Jakarta  - Ảnh 1.

Người dân ở thủ đô Jakarta của Indonesia lội nước trong đợt ngập nghiêm trọng năm 2020 - Ảnh: USA TODAY

Ngày 20-9, báo Straits Times dẫn lời bà Cheryl Tay, một tác giả của nghiên cứu, nói rằng sự phát triển và đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố ven biển làm tăng việc lấy nước ngầm để phục vụ nhu cầu về nguồn nước.

Việc này góp phần khiến các thành phố bị lún nhanh chóng. Trong bối cảnh mực nước biển dâng đang là mối đe dọa toàn cầu, việc các thành phố bị lún càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Nghiên cứu của NTU có sự hợp tác của Đại học New Mexico, ETH Zurich, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA do Viện Công nghệ California (Mỹ) quản lý và đăng trên tạp chí Nature Sustainability.

Nghiên cứu theo dõi các 48 thành phố qua hình ảnh vệ tinh trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 cho thấy mức lún trung bình là 16,2mm mỗi năm, trong đó một số thành phố lún đến 43mm.

Hiện tại, nước biển trên toàn cầu dâng 3,7mm mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu so sánh các thành phố ven biển trên toàn thế giới và nhận thấy tốc độ sụt lún nhanh nhất là ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu, TP.HCM của Việt Nam lún với tốc độ 16,2mm mỗi năm trong khi thủ đô Jakarta của Indonesia lún 4,4mm/năm. Việc lấy nước ngầm là nguyên nhân lớn nhất gây lún tại hai thành phố này, trong khi tại TP.HCM việc nhiều tòa nhà tập trung tại những khu vực có nền yếu cũng góp phần gây lún.

Tại Singapore, mực nước biển trung bình đang tăng với tốc độ từ 3-4mm mỗi năm. Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Singapore vào năm 2020 cho thấy mực nước biển ở đây đã tăng 14cm so với mức trước năm 1970.

Bà Tay nhận định sự sụt lún kết hợp với nước biển dâng có thể khiến tình trạng ngập tại các thành phố ven biển diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng và kéo dài hơn trong những năm tới.

"Ngập lụt có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh và làm hư hại tài sản, cơ sở hạ tầng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, lũ lụt kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh kế khi làm hư hại đất nông nghiệp và buộc người dân phải chuyển đi nơi khác", bà nói.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Lượm ve chai ở New York, kiếm cả ngàn đô một ngày

Ước tính có khoảng 8.000 đến 10.000 người ở New York kiếm tiền bằng việc nhặt ve chai. Nhờ đó họ thanh toán hóa đơn, hỗ trợ gia đình và thậm chí giúp con cái vào đại học từ tiền bán, đổi vỏ chai, vỏ lon.

Rừng ngập mặn có ý nghĩa gì đối với hành tinh của chúng ta?

Rừng ngập mặn là khu vực có một số loại cây bụi hoặc cây mọc ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, và theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Rà soát các bất cập của hệ thống thông tin đất đai

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tế liên quan đến hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước.